Theo thống kê của Bộ Y tế Campuchia, tính đến ngày 4/9, đã có 11.193.354 dân thường và quân nhân được tiêm vaccine Covid-19, tương đương với 69,96% tổng dân số 16 triệu người.
Tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người cao tuổi tại tỉnh Prey Veng, Campuchia (Ảnh: Fresh News).
Theo số liệu của cơ quan y tế, trong tổng số người được tiêm vaccine nêu trên, có 8.877.044 người đã được tiêm đủ hai mũi và 660.292 người tiêm mũi thứ ba (liều tăng cường).
Chính phủ Campuchia tiến hành chiến dịch tiêm vaccine trên diện rộng từ 10/2/2021, với mục tiêu ban đầu là tiêm cho khoảng 10 triệu công dân, từ 18 tuổi trở lên. Phát huy kết quả tích cực của việc tiêm vaccine, hướng tới việc sớm mở cửa lại trường học, quốc gia ASEAN này quyết định tiêm phòng Covid-19 cho thanh, thiếu niên từ 12 đến dưới 18 tuổi, bắt đầu từ 1/8/2021.
Đến nay, đã có 1.660.410/1.966.931 trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi được tiêm vaccine, đạt 84,42% kế hoạch. Trong khi đó, số người trên 18 tuổi được tiêm phòng dịch đạt 95,33%.
Cùng ngày 4/9, Bộ Y tế Campuchia tiếp nhận thêm 2,5 triệu liều vaccine Sinovac, trong đó có hai triệu liều đặt mua của Trung Quốc và 500 nghìn liều là quà tặng của công ty sản xuất. Hiện, Campuchia đã tiếp nhận gần 30 triệu liều vaccine Covid-19, chủ yếu là Sinovac, Sinopharm, tiếp đó là AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Sau hơn 6 tháng thực hiện, chiến dịch tiêm vaccine cùng những biện pháp phòng, chống dịch nghiêm ngặt của Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã cho kết quả tích cực. Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 đã giảm rõ rệt, với trung bình hơn 400 ca nhiễm/ngày so với thời điểm xấp xỉ 1000 ca mắc mới/ngày.
Tính đến ngày 4/9, quốc gia này xác nhận phát hiện tổng cộng 94.839 ca nhiễm, trong đó có 90.237 bệnh nhân đã phục hồi và 1.950 trường hợp không qua khỏi.
Theo Nhandan
Khi Indonesia và Thái Lan bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch Covid-19 sau khi số ca nhiễm giảm, các chuyên gia y tế cảnh báo số ca nhiễm mới có thể tăng trở lại vì tỷ lệ tiêm phòng vaccine vẫn còn thấp.
Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi mới đây tuyên bố, nước này đã đạt mục tiêu tiêm chủng ngừa Covid-19 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đề ra.
Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc (LHQ), ngày 2/9, Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ đã họp trao đổi về việc triển khai Nghị quyết 2118 (2013) liên quan tới giải quyết vấn đề vũ khí hoá học tại Syria.
Những ngày qua, dư luận "nóng” lên với các thông tin về việc một doanh nghiệp ở phía Nam chuẩn bị nhập về 15 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer.
Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển.
Phóng viên TTXVN tại Brussels ngày 1/9 dẫn kết luận của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC) dựa trên một báo cáo kỹ thuật cho biết, việc tiêm mũi vaccine phòng COVID-19 thứ ba cho người trưởng thành đã được tiêm phòng đủ 2 liều là không cần thiết.