Nhân Ngày Quốc tế xóa nghèo 17/10, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kêu gọi các nước trên thế giới thúc đẩy sự phục hồi mang tính chuyển đổi, toàn diện và bền vững sau đại dịch Covid-19 để xóa nghèo, đồng thời kiến tạo một thế giới công bằng, phẩm giá và cơ hội cho tất cả mọi người.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres. (Ảnh: Reuters)
Trong thông điệp của mình, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho biết, lần đầu tiên sau hai thập kỷ, tình trạng nghèo cùng cực đang gia tăng. Năm ngoái, gần 120 triệu người rơi vào cảnh nghèo đói khi đại dịch Covid-19 tàn phá các nền kinh tế và xã hội.
Theo ông, sự phục hồi không đồng đều đang làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng giữa các quốc gia ở bắc bán cầu và các quốc gia nam bán cầu.
Sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 làm cho các biến thể virus SARS-CoV-2 phát triển và lây lan mạnh, khiến hàng triệu người trên thế giới tử vong và kéo dài thời kỳ suy thoái kinh tế có thể gây thiệt hại hàng nghìn tỷ USD.
Tổng Thư ký Guterres nhấn mạnh, các nước trên thế giới phải chấm dứt tình trạng này, giải quyết các nguy cơ vỡ nợ và bảo đảm các khoản đầu tư cho phục hồi được đưa đến những quốc gia cần nhất, qua đó tạo cơ hội cho người nghèo xây dựng lại cuộc sống tốt hơn trong một xã hội tiến lên phía trước.
Người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi thế giới cùng cam kết "xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn".
Ông Guterres nêu rõ việc xây dựng xã hội tiến lên đòi hỏi ba cách tiếp cận mũi nhọn trong quá trình phục hồi toàn cầu.
Đầu tiên, quá trình phục hồi phải có sự chuyển đổi rõ ràng vì thế giới không thể trở lại cấu trúc như khi đại dịch Covid-19 chưa xảy ra, cấu trúc đã chứng kiến những bất lợi và bất bình đẳng vốn đã khiến tình trạng nghèo đói kéo dài.
Theo Tổng Thư ký Liên hợp quốc, thế giới cần huy động tối đa ý chí chính trị và các mối quan hệ đối tác để đạt được các mục tiêu chung.
Thứ hai là phục hồi toàn diện, bao gồm mọi nhóm đối tượng trong xã hội, vì phục hồi không đồng đều sẽ khiến nhiều người bị bỏ lại phía sau, dễ bị tổn thương và có nguy cơ cao hơn, khiến các mục tiêu phát triển bền vững càng trở nên khó thực hiện hơn.
Thứ ba, việc phục hồi phải bền vững vì thế giới cần được xây dựng một cách bền vững, phi carbon và đạt các mục tiêu đưa phát thải ròng về 0. Ở đó, các chính phủ cần lắng nghe nhiều hơn ý kiến từ những người nghèo, nhóm chịu tác động trực tiếp từ những quyết định của chính phủ.
Theo TTXVN
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 413.000 ca bệnh COVID-19 và trên 6.800 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 240 triệu ca, trong đó trên 4,89 triệu ca tử vong.
Cơ quan thảm họa quốc gia Philippines ngày 14/10 cho biết số người thiệt mạng do bão gây lở đất và lũ quét tại Philippines đã tăng lên ít nhất 19, trong đó phần lớn nạn nhân ở tỉnh Ilocos Sur ở phía Tây Bắc.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 399.100 trường hợp mắc COVID-19 và 6.721 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu xấp xỉ 240 triệu ca, trong đó trên 4,88 triệu người không qua khỏi.
Theo Inciweb, một hệ thống thông tin về sự cố giữa các bang của Mỹ, một đám cháy rừng đang lan nhanh ở miền Nam bang California với diện tích rừng bị cháy đến hơn 54,23 km2, khiến cho chính quyền địa phương phải ra lệnh sơ tán người dân và phong tỏa một xa lộ lớn.
Hãng tin Financial Times (FT) ngày 12/10 cho biết công ty dược phẩm Merck có kế hoạch tăng mạnh sản lượng thuốc kháng COVID-19 dạng viên molnupiravir trong năm tới do nhu cầu tăng vọt.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 351.000 ca nhiễm và 6.122 ca tử vong. Ca tử vong mới tại Mỹ vọt tăng trên 100% trong khi tại Nga, con số này tăng cao kỷ lục kể từ khi dịch bùng phát.