Kiểm soát chặt chẽ việc đi lại, di chuyển xuyên biên giới có thể sẽ cản trở phục hồi kinh tế của khu vực trong năm 2022.


Thái Lan đã phải ngưng chương trình miễn trừ cách ly đối với khách du lịch quốc tế một số địa điểm du lịch của nước này.

Biến thể Omicron cũng làm chậm lại tiến trình mở cửa ở châu Á, khi chính phủ các nước tái áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại. Sau Nhật Bản, đến lượt Thái Lan và Singpore trong tuần này đóng cửa biên giới với phần lớn du khách nước ngoài. Cả ba nước đều đã ghi nhận các ca nhiễm cộng đồng có liên quan đến Omicron, cho thấy biến thể mới này sẽ lây lan mạnh ngay cả khi hoạt động nhập cảnh bị thu hẹp lại.

Làn sóng hạn chế đi lại mới nhất này cho thấy cách tiếp cận cứng rắn của châu Á trước Omicron, nhưng nó cũng có thể làm gián đoạn phục hồi kinh tế của khu vực trong năm 2022. Theo Jeffrey Halley, chuyên gia cao cấp về thị trường tại Oanda có trụ sở ở Jakarta, tác động kinh tế của Omicron ở thời điểm hiện tại là không nhiều, khi giao thương, đi lại vẫn ở trong tình cảnh hạn chế. Nhưng tác động sẽ lớn hơn một khi các nước mở cửa mạnh nền kinh tế.

Thái Lan ngày 24/12 ghi nhận ổ dịch lây nhiễm đầu tiên bởi biến thể Omicron trong cộng đồng, tại tỉnh đông bắc Kalasin. Thông tin về ổ dịch mới xuất hiện tại thời điểm chính quyền thủ đô Bangkok vừa quyết định hoãn tổ chức các hoạt động đón chào năm mới, trong đó có các buổi cầu nguyện vào ban đêm. Các lễ hội pháo hoa, đếm ngược đón năm mới vẫn được tổ chức, nhưng những người tham dự phải trình chứng nhận vaccine và kết quả xét nghiệm COVID-19.

Tính đến thời điểm này, Thái Lan ghi nhận trên 200 ca nhiễm Omicron, trong đó chủ yếu là các trường hợp trở về từ nước ngoài. Hôm 20/12, Thái Lan đã ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Chính phủ Thái Lan sau đó đã quyết định tái áp đặt biện pháp cách ly đối với du khách nước ngoài đã tiêm phòng COVID-19. Đây được coi là bước lùi trong nỗ lực mở cửa trở lại ngành du lịch của chính phủ Thái Lan.

Singapore cũng cho biết sẽ ngừng bán vé xe bus và vé máy bay thuộc Chương trình Hành lang du lịch tiêm chủng (VTL) được Singapore ký kết với hơn 20 nước trên thế giới, trong đó có cả Mỹ, Anh, Đức. Bộ Y tế nước này cho biết sẽ không cấp vé mới cho người đến từ các quốc gia thuộc VTL trong quãng thời gian từ 23/12/2021-20/1/2022 và sẽ bán vé hạn chế sau ngày 20/1 tới.

Tại Nhật Bản, thành phố Osaka ngày 22/12 ghi nhận trường hợp lây nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng. Chính quyền ngay lập tức thực hiện các biện pháp tổng thể để đối phó với biến thể mới. Từ ngày 25/12, tất cả du khách từ phần lớn các bang của Mỹ đến Nhật Bản sẽ phải cách ly ở các cơ sở được chỉ định trong 3 ngày. Quy định trên cũng sẽ được áp dụng đối với các du khách đến từ Ecuador, Litva, Nga và Slovakia. Riêng các du khách đến từ hai bang New York và Hawaii của Mỹ sẽ phải cách ly 6 ngày ở các cơ sở do chính phủ chỉ định.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Đức khẳng định không đóng cửa biên giới nội khối EU

Ngày 22/12, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock khẳng định bất chấp sự bùng phát mạnh mẽ của biến thể Omicron, Đức không mong muốn biên giới châu Âu thêm một lần nữa phải đóng cửa.

Trạng thái "bình thường mới" trong quan hệ Mỹ-Trung

Khi ông Joe Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020, đã có những kỳ vọng rằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ cải thiện thay vì "rơi tự do” như thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.

COVID-19 tới 6 giờ 23/12: Anh-Mỹ trên 100.000 ca mắc mới/ngày; WHO đánh giá khả năng lây nhiễm của Omicron

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 754.891 trường hợp mắc COVID-19 và 6.277 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 277,3 triệu ca, trong đó trên 5,39 triệu người không qua khỏi.

Italy ghi nhận số ca mắc COVID-19 theo ngày cao nhất kể từ đầu năm 2021

Theo phóng viên TTXVN tại Roma, báo cáo của Bộ Y tế Italy ngày 21/12 cho thấy số ca mắc mới COVID-19 thống kê theo ngày tại nước này đã ở mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay, trong khi hầu hết các chỉ số liên quan khác đều ở mức báo động.

Chưa tiêm bổ sung, hộ chiếu vaccine của người EU sẽ chỉ có hiệu lực 9 tháng

Ủy ban châu Âu ngày 21/12 thông báo các chứng nhận vaccine COVID-19 tại Liên minh châu Âu (EU) sẽ chỉ có hiệu lực trong 9 tháng nếu người sở hữu không tiêm mũi bổ sung.

Bài học trong phòng chống dịch COVID-19 dành cho năm 2022

Đã 2 năm kể từ khi COVID-19 xuất hiện, 1 năm từ thời điểm vaccine phòng dịch bệnh này được phân phối và 1 tháng sau khi biến thể Omicron được ghi nhận làm thay đổi mọi hy vọng về sự hồi phục trong mùa Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục