Nhà khoa học từng cảnh báo thế giới về biến thể Omicron cho rằng chiến lược "zero COVID” của Trung Quốc có thể sẽ không hiệu quả trong ngăn chặn siêu biến thể dễ lây lan như Omicron.


Một con đường vắng vẻ ở Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 23/12. Ảnh: AP

Theo trang Daily Mail (Anh), hôm 23/12, 13 triệu dân của thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, đã bị phong toả nghiêm ngặt sau khi phát hiện 250 ca mắc COVID-19. Đây là đợt phong tỏa lớn nhất của nước này sau Vũ Hán đầu năm 2020. Theo quy định của thành phố, mỗi hộ gia đình chỉ có thể cử một thành viên đi mua đồ thiết yếu hai ngày một lần. Người dân cũng bị cấm rời thành phố vì lý do không thiết yếu.

Tuy nhiên, ông Tulio de Oliveira, Giám đốc Trung tâm Đổi mới và Ứng phó Dịch bệnh (CERI) ở Nam Phi, cho rằng các biện pháp này có thể sẽ không ngăn chặn được Omicron. Ông nhận định trên Twitter: "Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn với Omicron và chính sách ‘zero COVID’. Họ có thể cần tham gia cùng các quốc gia khác đưa ra chiến lược giảm thiểu lây nhiễm trước biến thể dễ lây lan hơn”.

Các chuyên gia khác cũng lo ngại rằng nếu Trung Quốc không có chiến lược mới đối phó biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm cao hơn, điều này có thể dẫn đến nhiều đợt phong toả hơn và gây gián đoạn kinh tế nghiêm trọng hơn. 

Cảnh báo trên được đưa ra khi ngày 26/12, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc ngày 25/12 ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao nhất trong 21 tháng qua, trong đó riêng số ca ở thành phố Tây An tăng hơn gấp đôi. Theo truyền thông nhà nước, các ca mắc COVID-19 từ Tây An đã lây lan sang 5 thành phố khác, bao gồm cả Bắc Kinh, làm dấy lên lo ngại về tốc độ lây lan nhanh chóng của virus trên khắp quốc gia rộng lớn. Không rõ các ca COVID-19 ở khu vực này có phải do Omicron hay không.

Cụ thể, Trung Quốc phát hiện thêm 158 ca lây nhiễm cộng đồng, mức cao nhất kể từ đầu năm 2020 khi nước này nỗ lực khống chế dịch bệnh lây lan. Trong số ca lây nhiễm mới trong nước có đến 155 ca ở thành phố Tây An, tăng so với 75 ca ghi nhận trước đó một ngày. Địa phương với 13 triệu dân này đang là điểm nóng của dịch COVID-19 ở Trung Quốc và bước vào ngày phong tỏa thứ 4.


Người dân xếp hàng xét nghiệm COVID-19 ở Tây An. Ảnh: AP

Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn xem siêu biến thể Omicron là minh chứng cho thấy tính đúng đắn của chiến lược "zero-COVID” mà nước này theo đuổi. Cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ Trung Quốc về đại dịch COVID-19 nói rằng chính sách "zero-COVID” sẽ được ngăn chặn Omicron, không để biến thể mới gây ra đe dọa nghiêm trọng với nước này, qua đó khẳng định tính hiệu quả của biện pháp chống dịch cứng rắn mà Bắc Kinh theo đuổi kể từ khi dịch bùng phát đến nay.


"Chiến lược phản ứng nhanh chóng hiện tại của Trung Quốc đủ sức chống lại nhiều loại biến thể khác nhau của virus SARS-CoV-2. Tôi không nghĩ là biến thể Omicron sẽ có tác động lớn đối với Trung Quốc ở thời điểm hiện tại”, ông Zhang Wenhong, chuyên gia dịch tễ hàng đầu và là Giám đốc khoa truyền nhiễm tại Bệnh viện Hoa Sơn, Thượng Hải, chia sẻ.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) hôm 24/12 thông báo kỷ luật 26 quan chức vì lơ là nhiệm vụ khiến thành phố 13 triệu dân bị phong tỏa và virus lan đến nhiều đô thị. CCDI cho biết các quan chức đã "không sâu sát, nghiêm khắc trong nỗ lực ngăn chặn và kiểm soát đại dịch”. 

Trung Quốc đang trong tình trạng cảnh giác cao độ khi số các ca mắc mới tăng cao, trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vào tháng 2 tới và khi biến thể Omicron đang lây lan nhanh chóng trên toàn cầu.

Cho đến nay, Trung Quốc là quốc gia cuối cùng còn áp dụng chiến lược zero-COVID. Nhà chức trách cho biết họ đã kiểm soát được hơn 30 đợt bùng phát trong hai năm qua nhờ chiến lược này. 


Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục