Ngày 4/1, Quốc vụ khanh phụ trách vaccine và y tế công cộng Anh, bà Maggie Throup, cho biết các bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại nước này nhìn chung có các triệu chứng ít nghiêm trọng hơn so với các trường hợp trước đây, do đó chưa cần áp đặt thêm các biện pháp hạn chế trong giai đoạn này.



Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Sky News, bà Maggie khẳng định ở thời điểm hiện nay, đa phần các trường hợp nhập viện vì COVID-19 đều có triệu chứng ít nghiêm trọng hơn. Bà cũng cho biết thêm rằng "Kế hoạch B” được Thủ tướng Anh đưa ra trong tháng 12 vừa qua đang được triển khai. Ngoài ra, bà nhấn mạnh số ca phải nhập viện chỉ bằng 50% so với cách đây một năm và điều này là minh chứng cho thấy hiệu quả của việc tiêm vaccine ngừa COVID-19.     

Trong khi đó, nhà dịch tễ học Neil Ferguson tại Đại học Hoàng gia London cho biết mặc dù số ca mắc COVID-19 dưới 50 tuổi tại thủ đô nước Anh có thể tăng cao, nhưng hiện chưa ghi nhận mức tăng đột biến ca mắc mới ở những nhóm tuổi lớn hơn vốn dễ tổn thương trước căn bệnh này.  

Nhà dịch tễ học Ferguson cũng nêu rõ ông và các cộng sự nhận thấy một mô hình khác trong các trường hợp nhập viện. Số ca nhập viện nhìn chung vẫn đang gia tăng trên cả nước và chủ yếu ghi nhận các mức tăng cao trong vài tuần gần đây. Dù việc tiêm phòng giúp hạn chế số ca bệnh nặng, cũng như do các ca nhiễm biến thể Omicron bước đầu được đánh giá là ít biến chứng nghiêm trọng hơn nhiều so với các ca nhiễm biến thể khác trước đây, nhưng việc gia tăng nhanh số ca mắc mới cũng tạo áp lực không nhỏ lên hệ thống y tế. Bên cạnh đó, thực trạng này còn làm gián đoạn đáng kể nhiều hoạt động khi các nhân viên phải tự cách ly. Các nhà điều hành đường sắt cũng đã phải hủy nhiều chuyến tàu tại thủ đô London; các bệnh viện thiếu nhân viên y tế; các trường học đối mặt với tình trạng thiếu giáo viên khi hoạt động học tập và giảng dạy được nối lại tại vùng England.

Trước đó, Thủ tướng Boris Johnson đã phản đối việc áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt tại Anh trước thềm Năm mới cho dù biến thể Omicron khiến số ca mắc mới tăng đột biến lên các mức cao kỷ lục.


                                Theo Baotintuc

Các tin khác


COVID-19 tới 6h sáng 3/1: Thế giới vượt 290 triệu ca bệnh, Israel tiêm mũi 4 cho người trên 60

Trong 24 giờ qua, ca nhiễm mới trên toàn thế giới là gần 700.000 ca, đưa tổng ca bệnh vượt mốc 290 triệu; Nước Mỹ cũng đã vượt mốc 56 triệu ca COVID-19.

Lào chính thức mở cửa đón du khách nước ngoài

Lào chính thức mở cửa đón khách du lịch nước ngoài bắt đầu từ ngày 1/1/2022. Đây là bước đầu tiên trong kế hoạch mở cửa quốc gia nhằm khôi phục lại kinh tế và định hình xã hội theo hình thức "bình thường mới”.

10 sự kiện, vấn đề quốc tế nổi bật của năm 2021

Mời quý vị cùng điểm lại 10 sự kiện, vấn đề quốc tế nổi bật trong bức tranh thế giới năm 2021 do Đài Truyền hình Việt Nam bình chọn.

COVID-19 tới 6h sáng 31/12: Thế giới có tới 1,7 triệu ca mắc mới; Một loạt nước ghi nhận số ca mắc mới cao kỷ lục

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận tới 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 6.100 ca tử vong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là trên 286,6 triệu ca, trong đó trên 5,44 triệu ca tử vong.

Đồng euro và hành trình 20 năm mở rộng ảnh hưởng

Cách đây 20 năm, khi châu Âu chuẩn bị đón chào Năm mới 2002, 12 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), với trên 300 triệu dân, đã nói lời tạm biệt các đồng tiền riêng của mỗi nước để cùng sử dụng đồng tiền chung euro.

Kinh tế toàn cầu: Những mảng màu đan xen

(HBĐT) - Làn sóng mới của dịch Covid-19 làm chậm đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, song các dự báo vẫn chỉ ra những tín hiệu khả quan. Theo báo cáo thường niên của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), sản lượng kinh tế thế giới sẽ lần đầu tiên đạt mốc 100 nghìn tỷ USD vào năm 2022. GDP toàn cầu cũng sẽ cao hơn mức trước đại dịch.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục