Sau khi có thông tin Ukraine đã đề nghị Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Ukraine, Nga cảnh báo rằng động thái này có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định nghiêm trọng.
Một vụ thử THAAD của Mỹ tháng 10/2013. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đài RT, Ukraine đã yêu cầu Mỹ đặt các hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở một trong những khu vực phía đông giáp với Nga.
Theo các nguồn tin, cụ thể là Ukraine đã liên hệ với Mỹ, tìm cách triển khai một số khẩu đội THAAD ở khu vực phía đông Kharkov, cùng với thiết bị radar tương ứng.
Nguồn tin cho biết: "Hệ thống radar AN/TPY-2, một phần của tổ hợp THAAD, có khả năng theo dõi tình hình không gian vũ trụ trên một phần quan trọng lãnh thổ Nga và có thể cho phép Ukraine và các đồng minh NATO 'nhòm ngó' sâu vào lãnh thổ Nga ở khoảng cách lên tới 1.000 km”.
Khi được hỏi về thông tin trên ngày 7/2, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng việc triển khai có thể sẽ làm leo thang thêm cuộc khủng hoảng đang diễn ra xung quanh Ukraine. Ông Peskov nói với các phóng viên: "Đây sẽ là một bước nữa làm mất ổn định tình hình”.
Phương Tây gần đây đã đưa khoảng 1.000 tấn thiết bị quân sự để hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh lo ngại về xung đột với Nga.
Ngoại trưởng Ukraine, ông Dmitry Kuleba cho biết: "Trong những tuần và tháng qua, chúng tôi đã nhận được hơn 1,5 tỷ USD và hơn 1.000 tấn vũ khí, trang bị”.
Chỉ trong tháng 1, Mỹ đã chuyển giao 79 tấn khí tài quân sự cho Ukraine, trong đó có khoảng 300 hệ thống chống tăng Javelin. Anh cũng gửi một lượng lớn vũ khí, cung cấp tên lửa chống tăng vác vai NLAW, cũng như triển khai thêm huấn luyện viên quân sự để dạy lực lượng Ukraine cách sử dụng các hệ thống này.
Trong khi các quan chức và phương tiện truyền thông hàng đầu của phương Tây liên tục tuyên bố Nga đang tìm cách tấn công nước láng giềng, thì chưa có bằng chứng thực tế nào cho những cáo buộc như vậy.
Nga luôn bác bỏ các cáo buộc, khẳng định không có kế hoạch tấn công Ukraine, đồng thời nói thêm rằng việc điều động quân bên trong lãnh thổ Nga là việc của riêng Nga.
TheoBaotintuc
Hội đồng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã nhất trí về các ưu tiên mới trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược Liên hợp quốc-EU giai đoạn 2022-2024. Giữa lúc những thách thức toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19, sự đoàn kết, mở rộng hợp tác của Liên hợp quốc và EU mang ý nghĩa quan trọng, góp phần huy động nguồn sức mạnh tổng hợp để ứng phó những mối đe dọa chung.
Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng, các nước châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. Tuần tới, Ðại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell (G.Bo-ren) và Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson (C.Xim-xơn) sẽ đến Mỹ. Ông Borrell cùng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken (A.Blin-ken) đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU-Mỹ, thảo luận vấn đề an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng sạch.
Chiến dịch tấn công tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria mang lại cho Tổng thống Mỹ Joe Biden một chiến thắng trong cả đối nội và đối ngoại khi căng thẳng Ukraine leo thang và cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần.
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 5/2, Malaysia thông báo đã ghi nhận 9.117 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2021, đưa tổng số ca mắc ở nước này tới nay lên hơn 2,9 triệu ca.
Tuần trước, tỷ lệ tử vong hàng ngày trung bình trong 7 ngày ở Mỹ, hầu hết là do biến thể Omicron, đã vượt qua con số cao nhất vào thời kỳ bùng phát đỉnh điểm của Delta.
Quan chức đứng đầu chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga ngày 4/2 cho biết sẽ sớm tiến hành xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho toàn bộ 7,5 triệu cư dân của đặc khu, trong nỗ lực tăng cường nhằm kiểm soát đợt bùng phát mới.