Trong chuyến công du đến Australia và Fiji, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thảo luận với các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy hòa bình, khả năng phục hồi và thịnh vượng trong khu vực.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến thăm Australia. (Ảnh: Reuters)
Từ ngày 7-13/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken có chuyến công du đến Australia và Fiji để thảo luận với các đồng minh và đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nhằm thúc đẩy hòa bình, khả năng phục hồi và thịnh vượng trong khu vực, đồng thời chứng minh rằng những quan hệ đối tác này mang lại hiệu quả.
Tại Australia, ông Blinken tham dự Hội nghị Ngoại trưởng các nước thành viên nhóm Đối thoại An ninh Bộ tứ (QUAD) lần thứ tư diễn ra từ ngày 9-12/2, do Ngoại trưởng nước chủ nhà Marise Payne chủ trì với sự tham gia của những người đồng cấp Nhật Bản Hayashi Yoshimasa và Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar.
Một số nội dung chính của hội nghị lần này bao gồm thúc đẩy hợp tác về cung cấp vaccine phòng COVID-19, hỗ trợ nhân đạo/cứu trợ thảm họa, an ninh hàng hải, chống khủng bố, an ninh mạng, chống thông tin sai lệch, đối phó với biến đổi khí hậu và phát triển các công nghệ mới nổi.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Blinken cũng gặp Thủ tướng nước chủ nhà Scott Morrison và những người đồng cấp của ba nước và các quan chức cấp cao khác để thảo luận về một loạt ưu tiên song phương và toàn cầu.
Ngoài ra, ông Blinken cũng gặp gỡ các sinh viên, học giả và lãnh đạo các công ty công nghệ tại thành phố Melbourne, bang Victoria.
Tiếp đó, tại Fiji, ngày 12/2, ông Blinken sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo các quốc đảo Thái Bình Dương để thảo luận về cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, ngăn chặn đại dịch COVID-19, cứu trợ thiên tai và các cách thức để tăng cường cam kết chung đối với dân chủ, đoàn kết khu vực và thịnh vượng ở Thái Bình Dương.
Dự kiến, ông Blinken sẽ gặp Thủ tướng Fiji Josaia Voreqe "Frank” Bainimarama để thảo luận việc tăng cường cam kết song phương và các cách thức để thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Đây sẽ là chuyến thăm đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ tới Fiji kể từ năm 1985.
Trong chặn dừng chân cuối cùng tại Honolulu, thủ phủ bang Hawaii (Mỹ), ngày 12/2, ông Blinken cùng với Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi và người đồng cấp Hàn Quốc Chung Eui-yong sẽ tiến hành Hội nghị Ngoại trưởng ba bên Mỹ-Nhật-Hàn nhằm tăng cường hợp tác về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên./.
Theo TTXVN
Căng thẳng với Ukraine đang thúc đẩy Moskva kinh doanh dầu khí nhiều hơn với Trung Quốc và có thể sẽ giảm bớt với châu Âu.
Trong bối cảnh các biến thể của virus SARS-CoV-2: Delta, Omicron và Omicron "tàng hình” phủ bóng toàn thế giới, bức tranh tổng thể châu Âu vẫn ghi nhận gam màu tươi sáng trong nỗ lực giảm tỷ lệ thất nghiệp, khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.
Chính phủ Hàn Quốc xem xét phương án ứng phó dịch Covid-19 giống như ứng phó cúm mùa. Theo giới chức y tế Hàn Quốc, số ca bệnh nặng và tử vong do biến thể Omicron gây ra thấp hơn nhiều so với biến thể Delta. Nếu xu hướng này tiếp tục duy trì, Hàn Quốc sẽ xem xét nới lỏng biện pháp phòng dịch và tái khởi động lộ trình khôi phục cuộc sống thường nhật. Điều tra dịch tễ sẽ thay đổi theo hướng bệnh nhân tự báo cáo lịch trình di chuyển và đối tượng tiếp xúc gần.
Ngày 7/2, Chính phủ Thái Lan thông báo, nước này đang lên kế hoạch đàm phán song phương với một số nước như Trung Quốc, Malaysia về chương trình bong bóng du lịch nhằm thu hút lượng khách du lịch từ các quốc gia trên, trong bối cảnh Thái Lan vừa tái khởi động chương trình "Test & Go” (Kiểm tra và đi).
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, nếu khôi phục hoạt động đi lại về mức trước đại dịch tại những vùng theo đuổi chính sách "Không COVID” sẽ gây ra khoảng hai triệu ca tử vong trong một năm.
Cơ quan chức năng Mexico đã tháo dỡ trại tạm trú El Chaparral của người di cư ở thành phố Tijuana, bang Baja California giáp biên giới với Mỹ, đồng thời di dời gần 400 người di cư đang trú tại trại này. Toàn bộ người di cư tại trại tạm trú này, chủ yếu đến từ các quốc gia Trung Mỹ, đã được chuyển tới ba trại tạm trú khác. Họ có ba lựa chọn: ở lại Tijuana và kiếm việc làm; quay trở lại quê nhà hoặc tiếp tục chờ đợi "giấc mơ Mỹ”.