Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, nếu khôi phục hoạt động đi lại về mức trước đại dịch tại những vùng theo đuổi chính sách "Không COVID” sẽ gây ra khoảng hai triệu ca tử vong trong một năm.


Các nhân viên phân loại đồ dùng thiết yếu để chuyển cho người dân tại một khu phong toả ở Bắc Kinh tháng 1/2022. Ảnh: Reuters

Những tuần gần đây, các biện pháp chống COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc đang trở thành chủ đề bàn luận trong bối cảnh nước này tổ chức Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh. Quốc gia này đang áp dụng hàng loạt hạn chế nhằm ngăn chặn biến thể Omicron dễ lây nhiễm lan rộng.

Theo hãng Reuters, giới khoa học và chuyên gia y tế Trung Quốc một lần nữa nhắc lại sự cần thiết của việc duy trì các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt. Họ lập luận rằng nguy cơ lây truyền hiện nay là quá cao và tình trạng lây nhiễm hàng loạt sẽ gây sức ép nặng nề cho hệ thống y tế.

Nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã sử dụng các nghiên cứu từ Chile và Anh để tính toán "hiệu quả cơ bản" của vaccine ngừa COVID-19. Hiện Chile chủ yếu sử dụng vaccine CoronaVac, còn Anh sử dụng vaccine Pfizer và AstraZeneca.

Họ ước tính hiệu quả cơ bản của vaccine trong phòng ngừa mắc bệnh có triệu chứng nặng là 68,3%. Trong khi đó, hiệu quả của các vaccine này trong ngăn ngừa tử vong ước tính là 86%.

Ước tính hiệu quả chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2  dựa trên dữ liệu của Anh, và hiệu quả chống lại bệnh có triệu chứng và tử vong dựa trên dữ liệu trích xuất từ một nghiên cứu về CoronaVac ở Chile.

Nhưng ngay cả khi tỷ lệ tiêm chủng toàn cầu đạt 95%, nếu hoạt động đi lại của người dân được khôi phục về mức năm 2019, các nhà nghiên cứu ước tính rằng tất cả những khu vực theo đuổi "Không COVID” sẽ chứng kiến hơn 234 triệu ca nhiễm mới trong vòng một năm, trong đó có 64 triệu ca có triệu chứng và hai triệu ca tử vong.

Trong bài đăng trên ấn phẩm thường kỳ của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CCDC), nhóm nhà khoa học khẳng định nhân loại nên tiếp tục phát triển vaccine phòng bệnh, đồng thời tìm kiếm những cách thức mới để cải thiện khả năng bảo vệ của vaccine nhằm loại bỏ COVID-19 ở cấp độ toàn cầu”.

Để giảm tỷ lệ mắc COVID-19 xuống mức của bệnh cúm sau khi khôi phục hoạt động đi lại như bình thường, hiệu quả ngăn ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2 của vaccine cần phải tăng lên 40%, trong khi hiệu quả phòng ngừa mắc bệnh có triệu chứng cần phải tăng lên 90%. Đáng lưu ý, điều quan trọng đối với vaccine thế hệ mới là cần phải chống lại lây nhiễm hiệu quả hơn so với chống lại triệu chứng nghiêm trọng hoặc tử vong.

Nhóm nghiên cứu cho biết: "Chìa khóa để kiểm soát COVID-19 nằm ở yếu tố phát triển và sử dụng rộng rãi các loại vaccine có ngăn ngừa lây nhiễm tốt hơn”.

Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất kiên trì theo đuổi chính sách "Không COVID” bất chấp những cảnh báo về tăng trưởng kinh tế.

Những quốc gia khác, chẳng hạn như Singapore, Australia và New Zealand, đã từ bỏ chiến lược trên, thay vào đó là chọn cách chung sống với dịch bệnh.

Nhà dịch tễ Wu Zunyou tại CCDC nói với Thời báo Hoàn cầu: "Trước đây chúng tôi nghĩ rằng vaccine có thể được ngăn chặn COVID-19, nhưng dường như không phương pháp đơn giản nào có thể kiểm soát nó, ngoại trừ các biện pháp toàn diện”.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Trung Quốc ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine và NATO

Nga đã được Trung Quốc ủng hộ trong xung đột với phương Tây về vấn đề Ukraine khi Trung Quốc cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nên nhận thêm thành viên mới.

COVID-19 tới 6h sáng 6/2: Thêm 7.619 ca tử vong/ngày; Ca mắc tại Nga lại lập kỷ lục

Trong 24 giờ qua, thế giới có thêm trên 2,1 triệu ca nhiễm mới và 7.619 ca tử vong. Ca nhiễm mới tại Nga lập kỷ lục, trong khi Mỹ, Ấn Độ, Brazil lại dẫn đầu về ca tử vong mới.

Mở rộng cánh cửa hợp tác EU-Liên hợp quốc

Hội đồng Ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) gần đây đã nhất trí về các ưu tiên mới trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược Liên hợp quốc-EU giai đoạn 2022-2024. Giữa lúc những thách thức toàn cầu ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch Covid-19, sự đoàn kết, mở rộng hợp tác của Liên hợp quốc và EU mang ý nghĩa quan trọng, góp phần huy động nguồn sức mạnh tổng hợp để ứng phó những mối đe dọa chung.

Châu Âu nỗ lực bảo đảm nguồn cung năng lượng

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng, các nước châu Âu đang nỗ lực tìm giải pháp bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. Tuần tới, Ðại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell (G.Bo-ren) và Ủy viên EU phụ trách năng lượng Kadri Simson (C.Xim-xơn) sẽ đến Mỹ. Ông Borrell cùng Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken (A.Blin-ken) đồng chủ trì cuộc họp Hội đồng Năng lượng EU-Mỹ, thảo luận vấn đề an ninh năng lượng và chuyển đổi năng lượng sạch.

Chiến thắng quan trọng của Tổng thống Mỹ Biden

Chiến dịch tấn công tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria mang lại cho Tổng thống Mỹ Joe Biden một chiến thắng trong cả đối nội và đối ngoại khi căng thẳng Ukraine leo thang và cuộc bầu cử giữa kỳ đang đến gần.

Số ca mắc COVID-19 tại Malaysia tăng cao nhất trong 4 tháng qua

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ngày 5/2, Malaysia thông báo đã ghi nhận 9.117 ca mắc COVID-19, mức cao nhất kể từ đầu tháng 10/2021, đưa tổng số ca mắc ở nước này tới nay lên hơn 2,9 triệu ca.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục