Giống như các biến thể virus SARS-CoV-2 trước đó, các bác sĩ cho rằng người nhiễm biến thể Omicron cũng có thể gặp những ảnh hưởng lâu dài sau khi hồi phục.


Người phụ nữ đi ngang qua bức tranh COVID-19 trên một con phố ở Mumbai, Ấn Độ. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin AP, nhiều tuần sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, một số bệnh nhân đã được chẩn đoán gặp chứng COVID-19 kéo dài. Chuyên gia Maria Van Kerkhove của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các tác động của hội chứng này thường xuất hiện khoảng 90 ngày sau khi các triệu chứng của bệnh COVID-19 biến mất.

Bà Kerkhove cho biết bà chưa thấy bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra tỉ lệ người gặp chứng COVID-19 kéo dài sau khi nhiễm Omicron thay đổi so với các biến thể trước đó. Tiến sĩ Linda Geng tại Đại học Stanford, người đồng chỉ đạo một trong nhiều phòng khám chuyên điều trị chứng COVID-19 kéo dài, nói rằng mặc dù bà không thể chắc chắn, nhưng rất có thể sẽ có một làn sóng bệnh nhân mới liên quan đến hội chứng này. "Chúng ta cần phải thận trọng và chuẩn bị cho tình huống đó”, bà nói.

Nhìn chung, một số ước tính cho thấy trên 1/3 số người sống sót sau COVID-19 sẽ phát triển một số triệu chứng COVID-19 kéo dài. Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, sương mù não, khó thở, lo lắng và nhiều vấn đề khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng COVID-19 kéo dài có nhiều nguy cơ xảy ra đối với những người phải nhập viện sau khi nhiễm bệnh, nhưng một số nhà khoa học cho biết tình trạng này cũng có thể xảy ra ngay cả ở người chỉ mắc bệnh nhẹ.

Omicron đã giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành biến thể thống trị toàn cầu, chỉ một thời gian ngắn sau khi được phát hiện ở phía nam châu Phi vào cuối năm ngoái. Dù biến thể này gây ra bệnh nhẹ hơn so với chủng Delta, nhưng nó vẫn khiến nhiều bệnh viện chịu áp lực vì quá tải.

Trong khi đó, các nhà khoa học đang chạy đua để tìm ra nguyên nhân đằng sau tình trạng bí ẩn này.  Một số giả thuyết cho rằng COVID-19 kéo dài có thể là tình trạng rối loạn tự miễn dịch sau khi mắc bệnh. Các nhà khoa học khác cho rằng có lẽ các virus tiềm ẩn trong cơ thể đã được kích hoạt trở lại sau khi người nhiễm virus SARS-CoV-2 khỏi bệnh.

Các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu liệu vaccine có thể giải quyết tình trạng này hay không. Một nhóm nghiên cứu của Đại học Yale đang nghiên cứu xem tiêm chủng có thể làm giảm các triệu chứng COVID-19 kéo dài hay không. Hai nghiên cứu khác đã đưa ra bằng chứng ban đầu rằng việc tiêm vaccine trước khi nhiễm virus có thể giúp ngăn ngừa chứng COVID-19 kéo dài hoặc ít nhất là giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Nới lỏng chính sách "Không COVID" có thể dẫn đến 2 triệu người tử vong một năm

Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, nếu khôi phục hoạt động đi lại về mức trước đại dịch tại những vùng theo đuổi chính sách "Không COVID” sẽ gây ra khoảng hai triệu ca tử vong trong một năm.

Mexico ngăn chặn làn sóng người di cư sang Mỹ

Cơ quan chức năng Mexico đã tháo dỡ trại tạm trú El Chaparral của người di cư ở thành phố Tijuana, bang Baja California giáp biên giới với Mỹ, đồng thời di dời gần 400 người di cư đang trú tại trại này. Toàn bộ người di cư tại trại tạm trú này, chủ yếu đến từ các quốc gia Trung Mỹ, đã được chuyển tới ba trại tạm trú khác. Họ có ba lựa chọn: ở lại Tijuana và kiếm việc làm; quay trở lại quê nhà hoặc tiếp tục chờ đợi "giấc mơ Mỹ”.

Nga cảnh báo về khả năng Mỹ triển khai tên lửa tới Ukraine

Sau khi có thông tin Ukraine đã đề nghị Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD ở Ukraine, Nga cảnh báo rằng động thái này có thể dẫn đến tình trạng mất ổn định nghiêm trọng.

Thế giới ghi nhận trên 19,4 triệu ca mắc Covid-19 trong tuần Tết Nguyên đán

Thế giới trải qua tuần Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 với trên 19,4 triệu ca mắc mới Covid-19 được ghi nhận, đưa tổng số ca mắc toàn cầu vượt mốc 395 triệu ca.

Ấn Độ cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine Sputnik Light

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviya ngày 6/2 thông báo, nhà chức trách nước này đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine Covid-19 đơn liều Sputnik Light.

Trung Quốc ủng hộ Nga trong vấn đề Ukraine và NATO

Nga đã được Trung Quốc ủng hộ trong xung đột với phương Tây về vấn đề Ukraine khi Trung Quốc cho rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không nên nhận thêm thành viên mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục