Giữa Nga và Mỹ không thể có niềm tin với nhau khi Washington áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt chưa từng có nhằm vào Moskva và Nga kiên quyết bảo vệ các lợi ích của mình. Đây là tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov trên kênh truyền hình Channel One ngày 12/3.


Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Moskva, Nga.

Theo hãng tin TASS của Nga, Thứ trưởng Ryabkov nêu rõ cơ quan chức năng lưu giữ số liệu thống kê về các làn sóng trừng phạt và đã vượt quá con số 100 từ lâu. Ông nhấn mạnh những lệnh trừng phạt hiện nay là chưa từng có và hết sức tồi tệ nhằm giáng một đòn nghiêm trọng vào các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Nga.

Quan chức ngoại giao Nga khẳng định Moskva kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình trước những tác động tiêu cực của các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ. Ông nêu rõ: "Nga là một quốc gia hiện đại, mạnh mẽ, tự tin vào khả năng của chính mình, nhận ra tiềm năng của mình, là một bộ phận hợp thành và không thể tách rời của thế giới đa cực... Chúng ta sẽ làm việc có mục đích, năng lượng và tập trung vào việc tránh các tác động tiêu cực của mọi lệnh trừng phạt của Mỹ. Có những cơ hội để thực hiện mục tiêu này".

Quan chức ngoại giao Nga lưu ý rằng Mỹ đã cố tình phớt lờ thực tế là ở nhiều quốc gia đang có một cuộc tấn công nhằm vào người Nga, những người có hộ chiếu Nga.

Về việc các nước phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine,Thứ trưởng Ryabkov nêu rõ hành động này làm tình hình tại quốc gia Đông Âu thêm phức tạpvà khiếncác đoàn xe vận tải vũ khí trở thành mục tiêu của lực lượng vũ trang Nga. Ông cho biết Nga đã cảnh báo Mỹ việc nhiều nước "bơm" vũ khí cho Ukraine không chỉ là một động thái nguy hiểm mà còn là một hành động biến các đoàn xe (này) thành mục tiêu quân sự.Thứ trưởng Ryabkov nhắc lại những hậu quả có thể có khi các nước chuyển giao một cách thiếu thận trọng cho Kiev các loại vũ khí như hệ thống tên lửa phòng không di động và hệ thống tên lửa chống tăng.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng cho rằng Washington đã không cân nhắc nghiêm túc những cảnh báo của Moskva, trong khi Nga và Mỹ không tổ chức bất kỳ "tiến trình đàm phán" nào về vấn đề Ukraine.

Ngày 24/2 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về một chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine nhằm đáp lại lời kêu gọi giúp đỡ của lãnh đạo các vùng lãnh thổ tại Donbass. Ông nhấn mạnh rằng các kế hoạch của Moskva không bao gồm việc chiếm đóng các vùng lãnh thổ của Ukraine mà nhằm mục tiêu là phi quân sự hóa và quy chế trung lập của Ukraine. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định quân đội nước này không tấn công vào các thành phố, mà chỉ vô hiệu hóa các cơ sở hạ tầng quân sự, vì vậy không có nguy cơ đe dọa đến dân thường. Sau đó, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) Anh và một số quốc gia khác đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các cá nhân và pháp nhân Nga.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay nghiêm trọng như cú sốc dầu mỏ năm 1973

Khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thế giới đã quay cuồng trong vòng xoáy khủng hoảng năng lượng.

Thế giới đã ghi nhận trên 450,4 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 450.494.768 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.038.640 ca tử vong. Số ca hồi phục là 384.629.119 ca.

Điều gì đang thực sự diễn ra trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine?

Theo bình luận của tờ Bưu điện Jerusalem ngày 9/3, ba ngày sau cuộc gặp của Thủ tướng Israel Naftali Bennett với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, các chi tiết của cuộc thảo luận đang bắt đầu lộ diện.

Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga

Tối 8/3 (theo giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

COVID-19 tới 6h sáng 9/3: Thế giới trên 449 triệu ca bệnh; Khó xoá sổ sớm đại dịch

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,48 triệu ca mắc COVID-19 và 5.764 ca tử vong, nâng tổng ca bệnh lên trên 449 triệu người. Giới chuyên gia Mỹ nhận định khó có thể sớm xoá bỏ dịch COVID-19.

Cánh cửa đối thoại chưa khép

Việc quân đội Nga tuyên bố thực hiện "cơ chế im lặng" (ngừng bắn) từ trưa 8/3 nhằm thiết lập "hành lang nhân đạo" cho người dân sơ tán khỏi thủ đô Kiev và 4 thành phố khác của Ukraine, trong khi Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk thông báo người dân đã bắt đầu rời thành phố Sumy chiều cùng ngày theo thỏa thuận với Nga, là kết quả cụ thể của vòng đàm phán thứ ba diễn ra một ngày trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục