Caracas sẵn sàng khôi phục thương mại trong lĩnh vực dầu khí với Mỹ với điều kiện Washington công nhận tính hợp pháp của Tổng thống Nicolas Maduro.


Venezuela cho biết sẵn sàng hợp tác với Mỹ trong lĩnh vực dầu mỏ, với điều kiện chủ quyền của họ được tôn trọng.

Kênh RT (Nga) ngày 13/3 dẫn lời Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Venezuela Felix Plasenciacho biết, Caracassẵn sàng bán dầu cho Mỹ, trong khi vẫn ủng hộ Moskva.

Phát biểu trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Plasencia nêu rõ việc Washington và Caracas hợp tác trong lĩnh vực dầu khí không phải là một "mối quan hệ kỳ lạ”, vì Venezuela đã buôn bán dầu với Mỹ trong một thời gian dài.

Bộ trưởng Ngoại giao Veneuela lập luận rằng nước này xuất khẩu năng lượng sang Mỹ sẽ "tốt cho tất cả mọi người”, lưu ý Mỹ được hoan nghênh ở nước này miễn là Washington "tôn trọng chủ quyền” của Venezuela và công nhận Tổng thống Nicolas Maduro là "nhà lãnh đạo hợp pháp và duy nhất của Venezuela".

Theo ông Plascenia, Mỹ nên dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Venezuela nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ.Venezuela hiện khai thác một triệu thùng dầu mỗi ngày và có kế hoạch tăng lên 2 triệu thùng vào cuối năm nay.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Plasencia nhấn mạnh rằng Venezuela vẫn là "đồng minh" của Nga” và nước này coi Tổng thống Nga Vladimir Putin "là một người đứng đầu Chính phủ có trách nhiệm”.

"Chúng tôi tôn trọng ông ấy (Tổng thống Putin) với tư cách là một thành viên của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi cho rằng ông ấy sẽ làm những điều tốt nhất cho người dân của mình”, ông Plascenia nhận xét.

Tuần trước, một phái đoàn cấp cao của Mỹ đã tới thăm Venezuela trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine. Để phản ứng với cuộc xung đột này, Chính phủ Mỹ đã trừng phạt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga, khiến giá khí đốt của Mỹ tăng cao.Có những ý kiến cho rằng Washington có thể chuyển sang Venezuela như một nhà cung cấp dầu thô thay thế.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nga muốn giải quyết vấn đề an ninh bằng con đường ngoại giao

Ngày 10/3, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định Moskva muốn giải quyết các vấn đề an ninh của các nước châu Âu bằng con đường ngoại giao.

Khả năng Trung Quốc làm trung gian hoà giải xung đột Ukraine

Sáng kiến ngoại giao ít người nghĩ tới chỉ vài tuần trước: Trung Quốc có thể làm trung gian hoà giải cho cuộc khủng hoảng Ukraine, giành lấy vị thế ngoại giao như một người kiến tạo hòa bình.

Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay nghiêm trọng như cú sốc dầu mỏ năm 1973

Khi các quốc gia phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga sau chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, thế giới đã quay cuồng trong vòng xoáy khủng hoảng năng lượng.

Thế giới đã ghi nhận trên 450,4 triệu ca mắc COVID-19

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 9/3 (theo giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 450.494.768 ca mắc COVID-19, trong đó có 6.038.640 ca tử vong. Số ca hồi phục là 384.629.119 ca.

Điều gì đang thực sự diễn ra trong các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine?

Theo bình luận của tờ Bưu điện Jerusalem ngày 9/3, ba ngày sau cuộc gặp của Thủ tướng Israel Naftali Bennett với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, các chi tiết của cuộc thảo luận đang bắt đầu lộ diện.

Mỹ áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ từ Nga

Tối 8/3 (theo giờ Việt Nam), Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu mỏ của Nga trong bối cảnh Moskva đang triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục