Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mời lãnh đạo của Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) tới dự cuộc họp về Ukraine, trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tuần tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, phó phát ngôn viên Chính phủ Đức Christiane Hoffmann cho biết các cuộc đàm phán tại Brussels trong ngày 24/3 tới sẽ tập trung "đặc biệt vào tình hình ở Ukraine" và được "tích hợp" vào các cuộc họp thượng đỉnh đã được lên lịch trước đó.
Đức hiện đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của G7 (gồm các nước Anh, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản và Mỹ). Thủ tướng Scholz cũng đã chuẩn bị tham dự một hội nghị thượng đỉnh đặc biệt của NATO, nơi mà Berlin thông báo rằng chủ đề chính sẽ là chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và những hệ lụy đối với liên minh này. Vấn đề củng cố khả năng phòng thủ của NATO cũng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị.
Trong khi đó, hội nghị thượng đỉnh EU sẽ là dịp để thông qua một kế hoạch "đại tu chiến lược” mới cho 27 nước thành viên, hướng tới quyền tự chủ quân sự cao hơn, đồng thời thảo luận về giá và nguồn cung năng lượng.
Theo bà Christiane Hoffmann, Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ tham dự cả hai hội nghị quan trọng trên, với mục đích chứng minh "sự ủng hộ mạnh mẽ” của Washington dành cho các đồng minh.
Trong một diễn biến khác, ngày 18/3, Bộ Ngoại giao của 3 nước Baltic gồm Latvia, Estonia và Litva thông báo đã trục xuất tổng cộng 10 nhà ngoại giao Nga. Cụ thể, Litva đã trục xuất 4 người, trong khi Latvia và Estonia mỗi nước trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga.
Tương tự, Bulgaria cũng tuyên bố trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga.
Trước quyết định này, hãng tin TASS của Nga dẫn lời Đại sứ Nga tại Bulgaria Eleonora Mitrofanova nhấn mạnh Moskva "coi đây là một hành động cực kỳ đối địch”, nhằm hạ bậc quan hệ song phương xuống mức tối thiểu, đồng thời cảnh báo sẽ đáp trả tương xứng.
Theo TTXVN
Giới chức Ukraine thông báo, 29.000 người đã được sắp xếp sơ tán khỏi các thành phố mà quân đội Nga bao vây, trong đó phần lớn là người từ thành phố cảng Mariupol. Theo Phó Chánh văn phòng Phủ Tổng thống Ukraine, trong ngày 15/3, có khoảng 20.000 người đã ra khỏi Mariupol bằng xe ô-tô riêng dọc theo hành lang nhân đạo.
Chỉ 6 tháng sau khi mắc COVID-19 với các triệu chứng nhẹ, Nolan, cậu bé 12 tuổi sống tại thị trấn Crown Point, bang Indiana (Mỹ) đã được chẩn đoán mắc tiểu đường tuýp 1.
Theo hãng tin Sputnik, ông Mykhailo Podolyak, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết vòng đàm phán thứ tư giữa Ukraine và Nga sẽ tiếp tục ngày 16/3 (giờ địa phương).
Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tiến sĩ Janet Diaz nhận định, đa số các triệu chứng hậu Covid-19 thường kéo dài từ hai tháng trở lên.
Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, ông Mykhailo Podolyak cho biết, vòng đàm phán thứ 4 đã tạm dừng kỹ thuật để "các phân nhóm công tác làm việc thêm và để làm rõ các định nghĩa nhất định”.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) có thể trở thành ưu tiên hàng đầu của châu Âu, nếu quá trình vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine dừng lại.