Trong phiên giao dịch 28/3, giá dầu thế giới giảm gần 4 USD, do lo ngại về sự sụt giảm nhu cầu nhiên liệu tại Trung Quốc sau khi chính quyền thành phố Thượng Hải thông báo về việc phong tỏa trung tâm tài chính này do sự lây lan của dịch COVID-19.


Giá xăng dầu được niêm yết tại trạm xăng ở Warrington, Anh, ngày 17/3/2022. Ảnh: THX/TTXVN

Vào lúc 8 giờ 31 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 3,88 USD (3,2%) xuống 116,77 USD/thùng, sau khi có lúc rơi xuống 116,00 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ New York (WTI) giảm 3,92 USD (3,4%) xuống 109,98 USD/thùng, sau khi có thời điểm giảm xuống 109,30 USD/thùng.

Trong phiên cuối tuần trước, giá cả hai mặt hàng nói trên đều tăng 1,4%, nâng mức tăng theo tuần của giá dầu Brent lên hơn 11,5% và dầu WTI lên 8,8%, ghi dấu tuần tăng đầu tiên trong ba tuần.

Bên cạnh cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, thị trường "vàng đen” còn chịu tác động do các đợt phong tỏa liên quan đến dịch COVID-19 tại Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. 

Kazuhiko Saito, nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính Fujitomi Securities Co Ltd., có trụ sở tại Nhật Bản, nhận định lệnh phong tỏa tại Thượng Hải đã dẫn đến một đợt bán tháo mới của các nhà đầu tư. 

Chính quyền thành phố Thượng Hải của Trung Quốc thông báo phong tỏa từng phần từ ngày 28/3 để phục vụ việc triển khai xét nghiệm COVID-19 trên toàn thành phố. Theo đó, người dân được yêu cầu ở trong nhà, hoạt động giao hàng thiết yếu không tiếp xúc được phép diễn ra. 
 
Những ngày gần đây, thành phố Thượng Hải với 25 triệu dân, đã trở thành điểm nóng dịch bệnh trong đợt bùng phát dịch lần này, với số ca mắc mới liên tục tăng cao từ đầu tháng Ba. 

Theo kế hoạch, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC+, sẽ nhóm họp vào 31/3. Cho đến nay, OPEC+ vẫn phớt lờ lời kêu gọi tăng sản lượng từ các quốc gia tiêu thụ lớn, bao gồm cả Mỹ. Sau cuộc họp trực tuyến, ngày 2/3, OPEC+, đã nhất trí giữ nguyên kế hoạch tăng sản lượng dầu ở mức 400.000 thùng/tháng trong tháng Tư tới, dù giá dầu tăng kỷ lục. 
 
Theo một nguồn tin, để giúp giảm bớt tình trạng nguồn cung thắt chặt, Mỹ đang xem xét một đợt giải phóng dầu tiếp theo từ Kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược. Hiện dự trữ dầu toàn cầu đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2014.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Nga và Ukraine đạt thỏa thuận lập thêm 10 hành lang nhân đạo

Theo hãng tin Reuters, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho biết Ukraine và Nga đã đạt thỏa thuận thiết lập 10 hành lang nhân đạo trong ngày 26/3 để sơ tán dân thường khỏi các điểm nóng giao tranh tại các thị trấn và thành phố của Ukraine.

Thận trọng trước biến thể “Omicron tàng hình”

Giới chức y tế Mỹ kêu gọi thận trọng trước dòng phụ BA.2 của biến thể Omicron, còn gọi là "Omicron tàng hình”, trong bối cảnh số ca nhiễm dòng phụ mới nhất của Omicron tăng mạnh tại Mỹ và một số khu vực trên thế giới.

Nga nhấn mạnh mục tiêu đạt thỏa thuận toàn diện với Ukraine

Theo hãng tin Interfax, ngày 25/3, trưởng đoàn đàm phán của Nga Vladimir Medinsky cho biết Nga đang tìm kiếm một thỏa thuận toàn diện trong các cuộc đàm phán với Ukraine.

Từ COVID-19 tới Ukraine, dấu hiệu phi toàn cầu hóa có thể là tương lai kinh tế thế giới

Các chuyên gia cho rằng xu thế trong những năm 2020 có thể là phi toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia cảm thấy cần phải từ bỏ lợi ích của việc phụ thuộc lẫn nhau để trở nên tự chủ hơn.

Na Uy không cho NATO đặt căn cứ quân sự

Khi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tăng cường đáng kể lực lượng ở phía đông nhằm đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine, Thủ tướng Jonas Gahr Støre nói rằng việc tăng cường hiện diện của liên minh này ở Na Uy không phải là một lựa chọn.

Nhật Bản quyết định tiêm mũi vaccine thứ 4 cho người dân

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 24/3, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản (MHLW) quyết định sẽ tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ 4 để tăng cường khả năng miễn dịch cho người dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục