Các chuyên gia cho rằng xu thế trong những năm 2020 có thể là phi toàn cầu hóa khi nhiều quốc gia cảm thấy cần phải từ bỏ lợi ích của việc phụ thuộc lẫn nhau để trở nên tự chủ hơn.
Người dân xếp hàng bên ngoài siêu thị tại Arlington, Virginia, Mỹ ngày 4/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang Axios, ông Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, đã ví hiện tượng này là "xói mòn toàn cầu hóa” trong một bài viết trên tạp chí Foreign Affairs.
Ông nói: "Có vẻ như bây giờ nền kinh tế thế giới thực sự sẽ chia thành các khối. Mỗi bên đều cố gắng tách khỏi nhau và sau đó giảm bớt ảnh hưởng của khối kia. Khi có ít mối liên kết kinh tế hơn, thế giới sẽ chứng kiến xu hướng tăng trưởng thấp hơn và ít đổi mới hơn. Các công ty và ngành công nghiệp nội địa sẽ có nhiều quyền lực hơn để yêu cầu các biện pháp bảo hộ đặc biệt. Nhìn chung, lợi nhuận thực tế từ các khoản đầu tư của các hộ gia đình và tập đoàn sẽ giảm xuống”.
Trong nhiều năm nay, các công ty Mỹ có chuỗi cung ứng đa quốc gia phức tạp đã phải vất vả vì gánh những chi phí bất ngờ. Đầu tiên là các mức thuế cao áp lên hàng hóa Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại mà cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động. Các mức thuế cao này ảnh hưởng tới nhiều sản phẩm và nguồn nhập khẩu khác nhau.
Tiếp đó là đại dịch COVID-19 đã khiến các quốc gia đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại nghiêm trọng. Các gián đoạn do COVID-19 khiến Mỹ thiếu ô tô và hàng hóa.
Hiện nay, giá dầu và các mặt hàng nông nghiệp đã tăng vọt do cuộc chiến ở Ukraine. Khi Nga bị cắt đứt khỏi nền kinh tế thế giới, có thể xảy ra tình trạng thiếu hụt các vật liệu công nghiệp quan trọng như niken, paladi và neon.
Điều này đang khiến các doanh nghiệp buộc phải có kế hoạch đề phòng. Có nghĩa là, họ ngày càng sẵn sàng hy sinh hiệu quả để đổi lấy độ tin cậy.
Các nhà đầu tư hàng đầu cũng có cùng quan điểm. Giám đốc BlackRock, ông Larry Fink, đã viết trong một bức thư mới gửi cho các cổ đông rằng cuộc chiến Ukraine đã đặt dấu chấm hết cho quá trình toàn cầu hóa diễn ra trong những thập kỷ gần đây.
Ông Howard Marks thuộc công ty Oaktree Capital viết trong một lá thư cho các nhà đầu tư mới, nói rằng kỷ nguyên toàn cầu hóa này mang lại lợi ích cho GDP toàn cầu, nhưng tránh xa toàn cầu hóa có thể an toàn hơn cho các nhà nhập khẩu, tăng tính cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước và số lượng việc làm ngành sản xuất trong nước.
Tóm lại, nền kinh tế toàn cầu của những năm 2020 sẽ khá khác so với thế giới ba thập kỷ trước.
Đối với những khó khăn mà chính sách kinh tế phải đối mặt trong những năm 2010, có một biện pháp cứu vãn. Hai vấn đề mà Mỹ và các quốc gia tiên tiến khác phải đối mặt là tỷ lệ thất nghiệp quá cao và lạm phát quá thấp đều có chung một giải pháp: các biện pháp kích thích.
Tuy nhiên, thời đại đó có thể đã qua. Ông Mark Carney, cựu Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Canada lập luận rằng các vấn đề như đổ vỡ toàn cầu hóa có nghĩa là phải đánh đổi.
Hoạt động bốc xếp hàng hóa tại cảng ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Nếu nhận định của ông Carney đúng, lãi suất và lạm phát sẽ liên tục cao hơn trong thập kỷ tới.
Khi nhu cầu suy giảm trong nền kinh tế, chẳng hạn như do cuộc khủng hoảng tài chính, nó có xu hướng làm giảm cả lạm phát và việc làm cùng một lúc. Do đó, kích thích kinh tế sẽ giúp ích cho cả hai vấn đề cùng lúc.
Trong thực tế, theo mô hình của các ngân hàng trung ương, cùng chính sách đó sẽ tạo ra cả việc làm và giúp lạm phát ổn định ở mức 2%.
Nhưng khi vấn đề là cú sốc đối với phía cung của nền kinh tế, chẳng hạn như đại dịch gây rối loạn chuỗi cung ứng toàn cầu, thì việc kích thích nhiều hơn nhằm giúp đưa mọi người có việc làm cũng có xu hướng làm trầm trọng thêm lạm phát.
Ông Carney cho biết trong một bài phát biểu tại Hiệp hội Kinh tế Kinh doanh Quốc gia tuần này: "Cũng giống như toàn cầu hóa tạo ra giảm phát, thì phi toàn cầu hóa sẽ tạo ra lạm phát”.
Ông cho rằng thích ứng với khí hậu trong thập kỷ tới cũng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát và lãi suất. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng sẽ cần phải tăng trong khoảng 2% GDP toàn cầu mỗi năm cho đến năm 2050 để ngăn chặn những tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu. Điều này sẽ làm tăng lạm phát trong ngắn hạn và tăng lãi suất trung gian trong dài hạn.
Theo báo Tin tức
Liên minh châu Âu (EU) đang đánh giá lại tất cả các kịch bản về cung-cầu, trong đó có tình huống Nga dừng bơm khí đốt sang EU từ mùa đông tới.
Ngày 23/3, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc gồm 15 thành viên đã không thể thông qua một nghị quyết về tình hình nhân đạo ở Ukraine khi chỉ Nga và Trung Quốc bỏ phiếu ủng hộ, trong khi 13 thành viên còn lại bỏ phiếu trắng. Do vậy, nghị quyết do Nga đệ trình đã bị bác bỏ.
Ngày 22/3, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nêu rõ, việc chuyển vũ khí, khí tài quân sự và đưa lính đánh thuê tới Ukraine là những chính sách hết sức nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh châu Âu và toàn cầu.
Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU), để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Sau đó, Tổng thống Biden dự định đến Ba Lan, nước đồng minh có chung biên giới với Ukraine.
Theo số liệu của Bộ Y tế Pháp công bố ngày 22/3, nước này ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 tăng cao nhất kể từ đầu tháng 2 vừa qua, với 180.777 ca ghi nhận trong 24 giờ qua, trong khi số ca nhập viện cũng tăng ngày thứ 3 liên tiếp.
Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua định hướng chiến lược về an ninh, quốc phòng mới, trong đó nổi bật là kế hoạch lập quân đội riêng và tăng chi tiêu quân sự. Với những bước đi nhiều tham vọng ngay trong thập niên này, định hướng mới được kỳ vọng giúp nâng cao năng lực và quyền tự chủ chiến lược của "liên minh cờ xanh” trong bối cảnh quốc tế phức tạp.