Lệnh cấm than đá của Nga khiến châu Âu càng dễ bị tổn thương hơn do giá năng lượng tăng.


Liệu EU có vượt qua thách thức khi cấm nhập khẩu than từ Nga?

Theo trang tin Oilprice.com, EU mới đâyđã quyết định cấm than của Nga, đưa ra thời hạn cuối cùng vào tháng 8 tớiđể cho phép người mua chuẩn bị.

Trước khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, thế giới đã phải vật lộn do sự siết chặt nguồn cung năng lượng toàn cầu. Giờ đây, khi các cường quốc trên thế giới tìm cách làm tê liệt nền kinh tế Nga do chiến dịch quân sự của Moskva, họ chorằng các biện pháp trừng phạt năng lượng sẽ là một phần cần thiết của phản ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, cáclệnh trừng phạt cũng đang gây ra những tác động lớn về kinh tế khi việc hạn chế dầu, than và khí đốt của Nga khỏi thị trườngnăng lượng thế giớikhiến nhiều nước châu Âu và châu Á phải tranh giành các nguồn nhiên liệumới.

Trên thực tế, mối đe dọa đối với an ninh năng lượng của châu Âu do các lệnh trừng phạt Nga gây ra đã khiến các nhà lãnh đạo châu Âu bế tắc trong việc thống nhất về cách thức tiến hành, lĩnh vực nàovà mức độ tẩy chay ra sao. Không thể đạt được một thỏa thuận chung về cấmdầu và khí đốt của Nga, vốn cung cấp gần một nửa năng lượng nhập khẩu của châu Âu, EU đã đồng ý cấm than của Nga, dự kiến ​​bắt đầu vào tháng 8/2022. Mặc dù đây có vẻ là một nỗ lực yếu ớt và muộn màng, nhưng động thái tương đối nhỏ này sẽ khiến châu Âu đối mặt với thách thức trong việc tìm kiếm 40 triệu tấn than thay thế.

Những ảnh hưởng kéo dài của đại dịch COVID-19 và sự thắt chặt nguồn cung năng lượng toàn cầu đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới quay trở lại dùngthan khi giá dầu và khí đốt tăng chóng mặt. Điều này có nghĩa là việc ngăn chặn thế giới ngừngnhập khẩu than của Nga sẽ là một thách thức lớn hơn đối với các quốc gia châu Âu và châu Á vốn đã tăng cường tiêu thụ than của họ trong những tháng gần đây. Riêng năm 2021, nhập khẩu than từNga của châu Âu đã tăng 22,4%. Giá than đã gần ở mức cao kỷ lục và việc châu Âu tẩy chay vào tháng 8 tớisẽ khiến giá than tăng cao hơn nữa.

Với lệnh trừng phạt trên, hiện các khách hàng châu Âu đã bắt đầu chuyển hướng khỏi than của Nga đồng thời tích cựctìm kiếm nguồn than mới.

Nhưng EU không phải là khối kinh tế duy nhất đang tranh giành để tìm nguồn than mới. Nhiều quốc gia châu Á cũng sẽ tìm kiếm các mặt hàng nhập khẩu không phải của Nga. Đáng chú ý, Nhật Bản gần đây cũng tuyên bố rằng họ sẽ cấm nhập khẩu than của Moskva.Điều này có nghĩa là một số nhà tiêu thụ than lớn nhất thế giới sẽ phải cạnh tranh trong một thị trường vốn đã eo hẹp nguồn cung để tìm kiếm nhà cung cấpmới.

Trong khi đó, các nhà xuất khẩu than hàng đầu thế giới là Australia và Indonesia đã đạt đến giới hạn sản lượng và Nam Phi, một nhà sản xuất than lớn khác, đang đối mặt với các vấn đề hậu cần trong chuỗi cung ứng than của chính họ.

Kết quả là EU có thể hướng sang Mỹ hoặc Colombia để nhập khẩu than vào tháng 8. Đức, Ba Lan và Séc có thể tăng mức sản xuất trong nước của họ. Trung Quốc cũng sẽ tăng mức sản xuất ồ ạt. Mặc dù Bắc Kinh sẽ không xuất khẩu than sản xuất trong nước, nhưng việc tăng sản lượng sẽ làm giảm nhu cầu nhập khẩu quốc tế, do đó giải phóng một số nguồn cung trên thị trường toàn cầu cho các quốc gia khác đang tranh giành nguồn cung.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục