Quan chức điều hành các dự án của Bộ Dầu mỏ Iraq - ông Shaker Mahmoud Khalaf ngày 17/4 cho biết Baghdad đang tìm kiếm thêm cơ hội xuất khẩu dầu sang châu Âu, trong bối cảnh nguồn cung từ Nga sụt giảm do cuộc khủng hoảng ở Ukraine.


Một cơ sở lọc dầu tại Baiji, Iraq. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo số liệu thống kê mới nhất của bộ trên, Iraq đã thu về khoản ngoại tệ kỷ lục là 11 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu dầu mỏ trong tháng 3/2022, khi sản lượng khai thác của quốc gia Trung Đông này vượt 100 triệu thùng.

Ông Khalaf chia sẻ: "Iraq là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và đang có ý định sử dụng vai trò của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu, đặc biệt là các nước châu Âu”, đồng thời nhấn mạnh Baghdad đang nỗ lực củng cố vị thế và tìm cách thâm nhập vào những thị trường mới, trong bối cảnh nổ ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine và Nga cắt giảm hoạt động xuất khẩu nhiêu liệu.

Trước đó, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Ihsan Abdul Jabbar hôm 16/4 cho biết Baghdad đang đối mặt với áp lực tăng sản lượng khai thác dầu mỏ cao hơn mức quy định của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC).

Trao đổi với kênh truyền hình Al Hadath TV, Bộ trưởng Jabbar nói: "Chúng tôi chịu áp lực phải tăng sản lượng dầu mỏ ngoài (các cam kết trong khuôn khổ) OPEC”. Theo ông, OPEC "cam kết đảm bảo tất cả các nguồn cung để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nào về dầu thô”.

Trong tháng 3/2022, Iraq đã khai thác 4,15 triệu thùng dầu thô/ngày, ít hơn 220.000 thùng/ngày so với hạn ngạch theo thỏa thuận với OPEC và các nước đối tác (OPEC+). Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết nước này đã đạt mức doanh thu từ xuất khẩu dầu theo tháng cao nhất trong nửa thế kỷ qua, trong bối cảnh giá dầu thô tăng vọt do lo ngại thiếu hụt nguồn cung liên quan đến vấn đề Ukraine. Theo bộ trên, Iraq, nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC, đã xuất khẩu 100.563.999 thùng dầu và thu về 11,07 tỷ USD trong tháng 3/2022, mức doanh thu cao nhất kể từ năm 1972.

Nguồn thu từ dầu mỏ có ý nghĩa quan trọng đối với Chính phủ Iraq, trong bối cảnh nước này đang chìm trong cuộc khủng hoảng tài chính và cần vốn để xây dựng lại cơ sở hạ tầng sau nhiều thập kỷ chiến tranh tàn khốc.

Theo TTXVN

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục