Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 19/5, quyền Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi), Ahmed Ogwell, cảnh báo một biến thể mới của COVID-19 có thể sẽ sớm xuất hiện ở châu Phi.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson &Johnson cho người dân tại Pretoria, Nam Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần của cơ quan này, ông Ogwell nói rằng "sự gia tăng số trường hợp nhiễm bệnh là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy có khả năng rất lớn rằng một biến thể mới, dễ lây lan hơn, sẽ xuất hiện".
Theo số liệu của CDC châu Phi, lục địa này đã chứng kiến mức tăng trung bình 36% số ca mắc mới COVID-19 mới trong 4 tuần vừa qua, với các khu vực Trung Phi và Đông Phi báo cáo mức tăng số ca mắc mới lần lượt là 113% và 54%.
Ông Ogwell cho biết: "Chúng tôi cần thực hiện nhiều thử nghiệm và giải trình tự gen để có thể hiểu được nơi bùng phát và xác định biến thể nào đang xuất hiện". Ông cũng kêu gọi tăng cường triển khai tiêm chủng để giải quyết dứt điểm vấn đề tiêm chủng yếu kém diễn ra trên lục địa. Ông lưu ý: "Chúng tôi nhận thấy rõ ràng sự gia tăng số ca tử vong do đại dịch khi các ca bệnh gia tăng trong bốn tuần qua".
Theo CDC châu Phi, 5 quốc gia châu Phi báo cáo số ca mắc mới COVID-19 được xác nhận cao nhất trong tuần qua gồm: Nam Phi 50.404 ca, Tanzania 1.482 ca, Namibia 1.054 ca, Zimbabwe 910 ca và Burundi với 817 ca.
Theo TTXVN
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 785.000 ca mắc và 1.347 ca tử vong. WHO lo ngại nguy cơ xuất hiện nhiều biến thể mới ở Triều Tiên, trong khi giới chuyên gia dự báo 3 kịch bản diễn biến của đại dịch.
Ngày hôm nay, 18/5, Ủy ban châu Âu sẽ công bố kế hoạch trị giá 210 tỷ euro nhằm chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga từ năm 2027, và nhanh chóng chuyển sang năng lượng xanh.
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 17/5 thông báo cơ quan này đã cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer/BionTech làm mũi tiêm tăng cường cho trẻ từ 5-11 tuổi.
Tìm kiếm nguồn cung lương thực là một trong những chủ đề quan trọng được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra mới đây tại bang Schleswig-Holstein, miền bắc nước Ðức. Ðây cũng là vấn đề cấp bách của nhiều quốc gia trong nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực vốn đang chịu tác động nghiêm trọng bởi xung đột và biến đổi khí hậu.
Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Ganna Malyar cho biết, hơn 260 binh sĩ nước này đã được sơ tán khỏi nhà máy thép Azovstal ở thành phố cảng Mariupol, miền nam Ukraine.
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 256.832 trường hợp mắc COVID-19 và 431 ca tử vong. Tới nay, tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 521 triệu ca, trong đó trên 6,28 triệu người tử vong vì đại dịch.