Hôm 19/6, Chính phủ Áo cho biết sẽ làm việc Tập đoàn Verbund để khôi phục nhà máy nhiệt điện than giúp đối phó với tình trạng thiếu khí đốt do Nga cắt giảm nguồn cung.


Máy đo khí đặt gần bồn chứa khí đốt tại Trans Austria Gasleitung (TAG), điểm phân phối khí đốt của Áo ở Baumgarten.

Theo hãng tin Reuters (Anh), quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp nội các ứng phó với khủng hoảng do Thủ tướng Karl Nehammer chủ trì. Giới chức lo ngại trong trường hợp khẩn cấp, Áocó thể phải sản xuất điện từ than đá nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng khi nguồn cung khí đốt từ Nga giảm dần.

Văn phòng Thủ tướng Nehammer cho biết Tập đoàn Verbundthuộc sở hữu nhà nước - doanh nghiệp cung cấp điện chủ chốt của nước này - đã đồng ý khởi động lạinhà máy điện Mellach, ở miền nam Styria. Nhà máy Mellach là cơ sở sản xuất điện từ than đá cuối cùng của Áo, đã đóng cửa vào dầu năm 2020 khi chính phủ nước này loại bỏ dần nguồn cung năng lượng gây ô nhiễm, chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo.

"Chính phủ liên bang và Tập đoàn năng lượng Verbund đã đồng ýtái vận hànhnhà máy nhiệt điện ở Mellach , hiện đang ngừng hoạt động, để trong trường hợp khẩn cấp, nhà máy này có thể tái sản xuất điện từ than đá,” văn phòng của Thủ tướng Nehammer cho biết trong một tuyên bố. Giới chức cho biết thêm rằng Chính phủ cũng đang cân nhắc các biện pháp pháp lý để đa dạng hóa nguồn cung khí đốt với mục đích giảm phụ thuộc vào khí đốtcủa Nga.

Dòng khí đốt từ Nga đến châu Âu đã giảm mạnh vào cuối tuần trước, đúng thời điểm đợt nắng nóng sớm kéo đến phía nam của đất nước, khiến giá năng lượng tăng cao. Các nhà phân tíchlo ngạichâu lục này có thể phải vật lộn để tích trữ khí đốtkịp cho mùa đông.

Vienna nhập khẩu khoảng 80% khí đốt từ Moskva. Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, quốc gia này đang phảinỗ lực tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Việc Liên minh châu Âu phụ thuộc lớnvào khí đốt của Nga và nguy cơ Moskva có thể cắt giảm nguồn cung hơn nữa để trả đũa các lệnh trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt, đang trở thành vấn đề đau đầu đối với các quốc gia thành viên. Nhiều quốc gia đã phải tăng cường dự trữvà tìm kiếm nguồn cung thay thế.

Trước đó, nước láng giềng Đức cũng đã công bố các động thái để đối phó với khủng hoảngNgagiảm cung cấp khí đốt. Trong đó, nước này đẩy mạnhkhởi động các nhà máy nhiệt điện than. Bộ trưởng Kinh tế và Khí hậu Đức Robert Habeck nói đây là quyết định "cay đắng nhưng cần thiết để giảm tiêu thụ khí đốt”.

Tại Hy Lạp, nhà chức trách cũng đã tăng cường hoạt động khai thác than tại khu vực gần thành phố Kozanikể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis tuyên bố tăng sản xuất than nâu 50% để dự trữ cho đến năm 2024. Nước này cũng tạm dừng kế hoạch đóng cửa một số nhà máy nhiệt điện than.

"Không chỉ có Hy Lạp, tất cả các nước châu Âu đang có những động thái nhỏ đối với các chương trình chuyển đổi năng lượng với các biện pháp ngắn hạn. Tôi nhấn mạnh rằng đây chỉ là các biện pháp ngắn hạn”, ông Mitsotakis nói.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Nguy cơ mất an ninh lương thực nghiêm trọng ở vùng Sừng châu Phi

Vùng Sừng châu Phi đang hứng chịu hạn hán nghiêm trọng khi khu vực này có nguy cơ tiếp tục đối mặt tình trạng khô hạn vào cuối năm nay, đây là năm thứ 5 liên tiếp xảy ra tình trạng này, bất chấp việc đây là thời điểm mùa mưa hằng năm. Thời tiết khắc nghiệt đe dọa gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở khu vực, với ít nhất 18,4 triệu người thiếu ăn, trong đó hơn 7,1 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng.

Tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới có thể chậm lại trong 2023

Một đại diện của OPEC và một nguồn thạo tin cho biết, tổ chức này dự kiến tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới ở mức tối đa là 2 triệu thùng/ngày trong năm 2023, tức là tăng khoảng 2%.

Ukraine ngừng xuất khẩu khí đốt, than đá và dầu nhiên liệu

Theo nghị quyết của Chính phủ Ukraine, than đá, dầu nhiên liệu và khí đốt được sản xuất trong nước thuộc danh mục các loại hàng hóa bị cấm xuất khẩu trong thời gian xảy ra xung đột.

Mỹ: Các thượng nghị sĩ thống nhất khuôn khổ dự luật kiểm soát súng đạn

Một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng nhất trí về khuôn khổ đối với dự luật kiểm soát súng đạn, bao gồm ủng hộ luật "cờ đỏ” và kiểm tra lý lịch chặt chẽ hơn đối với những người mua súng dưới 21 tuổi.

Tăng cường khả năng quốc phòng không đơn thuần là nâng cao sức mạnh quân sự

Tại phiên toàn thể thứ 4 Đối thoại Shangri-La lần thứ 19, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh theo quan điểm của Việt Nam, tăng cường tiềm lực quốc phòng là nâng cao sức mạnh tổng hợp của toàn quân, toàn dân và toàn thể hệ thống chính trị; nâng cao sức mạnh tổng hợp toàn diện, cả tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực kinh tế, khoa học công nghệ chứ không đơn thuần là nâng cao sức mạnh quân sự.

Núi lửa Bulusan tại Philippines tiếp tục phun trào

Rạng sáng 12/6, núi lửa Bulusan cách thủ đô Manila của Philippines khoảng 600km về phía đông nam lại tiếp tục phun các cột tro bụi lên không trung.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục