Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 6/7 cho biết Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20 FMM) với chủ đề "Cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng hơn” sẽ là diễn đàn chiến lược để thảo luận về các nỗ lực phục hồi toàn cầu.



Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Giám đốc Ngân hàng Trung ương G20 diễn ra tại Indonesia, ngày 18/2. (Ảnh: Reuters)

Diễn ra vào ngày 7-8/7 tại Bali, G20 FMM bao gồm hai phiên họp. Phiên đầu tiên về tăng cường chủ nghĩa đa phương sẽ thảo luận các động thái chung nhằm tăng cường hợp tác toàn cầu và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia, qua đó tạo môi trường thuận lợi cho ổn định, hòa bình và phát triển của thế giới.

Trong phiên đầu tiên, hai diễn giả đặc biệt gồm Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, và Giáo sư Jeffrey Sachs thuộc Đại học Columbia (Mỹ) sẽ chia sẻ ý kiến và quan điểm về việc tăng cường các nguyên tắc và diễn đàn đa phương trong bối cảnh tình hình địa chính trị hiện nay.

Phiên thứ hai về an ninh lương thực và an ninh năng lượng sẽ thảo luận về các bước đi chiến lược nhằm vượt qua cuộc khủng hoảng lương thực, tình trạng khan hiếm phân bón và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng cao.

Giá cả hàng hóa tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu đã tác động lớn đến các nước đang phát triển. Với tư cách là một diễn đàn kinh tế đại diện cho các khu vực khác nhau trên thế giới, G20 sẽ thảo luận toàn diện về các vấn đề này nhằm tìm kiếm các giải pháp kinh tế-xã hội bền vững.

Tại phiên này, ba diễn giả đặc biệt - bao gồm Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực thế giới David Beasley, Đại diện đặc biệt của Tổng Thư ký LHQ về năng lượng bền vững cho tất cả mọi người và là đồng Chủ tịch Chương trình Hành động năng lượng Liên hợp quốc (UN-Energy) Damilola Ogunbiyi, và Giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới Mari Elka Pangestu - sẽ chia sẻ về tác động của cuộc xung đột hiện nay đối với kinh tế và sự phát triển của thế giới.

Cũng theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Indonesia, bên lề G20 FMM, Bộ trưởng Ngoại giao nước này, bà Retno Marsudi sẽ tổ chức một số cuộc gặp song phương với những người đồng cấp của cả các nước thành viên G20 lẫn các nước khách mời khác.

G20 là nền tảng chiến lược đa phương quy tụ 20 nền kinh tế lớn trên thế giới, đóng vai trò chiến lược trong việc đảm bảo tương lai của tăng trưởng kinh tế và sự thịnh vượng toàn cầu. 

Indonesia giữ chức Chủ tịch G20 năm 2022 với ba vấn đề ưu tiên gồm tăng cường kiến trúc y tế toàn cầu, chuyển đổi kỹ thuật số, và chuyển đổi năng lượng. Trước tình hình mới ở Ukraine, các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực cũng sẽ được thảo luận rộng rãi tại các cuộc họp của G20.

Chuỗi các cuộc họp G20 trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Indonesia bắt đầu từ ngày 1/12/2021 và sẽ kết thúc bằng Hội nghị thượng đỉnh cũng được tổ chức tại Bali vào ngày 15-16/11 tới.


                                       TheoNhandan

Các tin khác


Mỹ, Kazakhstan và "chìa khóa" cho sự cân bằng địa chính trị mới ở châu Á

Các cuộc gặp thượng đỉnh của Kazakhstan trong tháng này với Trung Quốc, Nga và EU nhấn mạnh tính cấp thiết về một chiến lược mới của Mỹ trong khu vực.

Indonesia sẽ bắt buộc du khách tiêm vaccine tăng cường ngừa COVID-19

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia, ông Mohammad Syahril, ngày 5/7 cho biết Chính phủ nước này có kế hoạch yêu cầu tiêm mũi tăng cường vaccine ngừa COVID-19 đối với du khách trong bối cảnh số ca nhiễm gia tăng ở một số khu vực.

Pháp tạm dừng trục xuất sinh viên nước ngoài liên quan xung đột Ukraine

Chính phủ Pháp ngày 4/7 cho biết nước này sẽ đình chỉ việc trục xuất các sinh viên nước ngoài - vốn là những người rời khỏi Ukraine liên quan tình hình xung đột tại nước này.

Ba Lan hoàn thành bức tường thép dài hơn 180 km ở biên giới với Belarus

Năm ngoái, Belarus đã đưa người tị nạn từ Trung Đông đến biên giới Ba Lan. Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki mới đây cho rằng đó là dấu hiệu đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine.

‘Cơn bão tài chính mới'' liệu có ập tới các nước châu Á?

Ngay sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất, một loạt ngân hàng trung ương các nước châu Á đã điều chỉnh lãi suất ngay lập tức, với hầu hết các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm.

Thế giới tuần qua: NATO công bố Khái niệm Chiến lược mới; Tái bùng phát COVID-19 tại nhiều nước

Hai sự kiện quốc tế nổi bật nhất tuần qua chính là việc NATO đưa ra Khái niệm Chiến lược mới coi Nga là mối đe dọa trực tiếp, cùng với làn sóng tái bùng phát COVID-19 ở nhiều quốc gia do biến thể phụ của Omicron gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục