Sáng 10/7, các cử tri Nhật Bản bắt đầu đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Thượng viện. Sự kiện lần này thu hút sự chú ý đặc biệt khi diễn ra trong bối cảnh các biện pháp an ninh đã được tăng cường sau vụ tấn công khiến cựu Thủ tướng Abe Shinzo thiệt mạng.


Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Nhật Bản tại thủ đô Tokyo ngày 13/6/2022. Ảnh (tư liệu): Kyodo/TTXVN

Tại cuộc bầu cử Thượng viện Nhật Bản lần này, có 125 trong số 248 ghế sẽ được bầu lại, trong đó có 74 ghế được bầu trực tiếp ở các khu vực bầu cử, 50 ghế được bầu theo hình thức đại diện tỷ lệ và 1 ghế được bầu bổ sung ở tỉnh Kanagawa.

Tham gia chạy đua vào Thượng viện năm nay có 545 ứng cử viên, nhiều nhất từ trước tới nay, trong đó có 367 ứng cử viên tranh cử theo hình thức bầu cử trực tiếp ở các khu vực bầu cử và 178 ứng cử viên tranh cử theo hình thức đại diện tỷ lệ. Trong cuộc bầu cử này, mỗi cử tri sẽ có 2 lá phiếu, trong đó 1 phiếu để bầu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn trong hình thức bầu cử trực tiếp ở các khu vực bầu cử và 1 phiếu để bầu cho đảng mà họ ủng hộ theo hình thức đại diện tỷ lệ.

Kết quả thăm dò dư luận do hãng tin Kyodo công bố trước đó cho thấy liên minh cầm quyền giữa đảng Dân chủ Tự do (LDP) và đảng Công minh có thể giành hơn 50% trong tổng số 125 ghế được bầu lại. Về phía phe đối lập, đảng Dân chủ Lập hiến Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc duy trì 23 ghế đang có trước bầu cử, trong khi đảng Duy tân Nhật Bản có thể sẽ giành một số lượng ghế đáng kể so với trước bầu cử.

Tuy nhiên, kết quả bầu cử thực tế có thể sẽ thay đổi do có gần 40% số người tham gia thăm dò chưa quyết định sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên cũng như đảng phái nào. Bên cạnh đó, vẫn chưa rõ liệu vụ tấn công cựu Thủ tướng Abe có ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý của cử tri trong cuộc bầu cử lần này.

Theo TTXVN

Các tin khác


Châu Âu nguy cơ suy thoái nghiêm trọng do Nga giảm nguồn cung khí đốt

Giá năng lượng đã tăng trong nửa cuối năm 2021 và cuộc xung đột Nga - Ukraine đã làm trầm trọng thêm điều này.

Nguyên nhân các sân bay châu Âu rơi vào tình trạng hỗn loạn

Ngành hàng không châu Âu đã không dự báo trước được rằng nhu cầu đi lại sẽ phục hồi nhanh chóng sau khi các nước nới lỏng biện pháp phòng COVID-19.

Tổng thống Nga nhận định về tiến trình đàm phán với Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố nước này không từ bỏ các cuộc đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine, nhưng nếu quá trình này được bắt đầu càng muộn thì càng khó đạt được thỏa thuận.

Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức

Ngày 7/7, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ cầm quyền, tuy nhiên, ông sẽ tiếp tục phụng sự trong vai trò Thủ tướng cho đến khi đảng Bảo thủ cầm quyền có lãnh đạo mới.

Tìm lối thoát cho khủng hoảng di cư

Mexico vừa ghi nhận số lượng đơn xin tị nạn vào nước này ở mức cao kỷ lục. Hàng loạt số liệu đáng báo động gần đây về cuộc khủng hoảng di cư ở châu Mỹ cho thấy sự cần thiết phải có một lộ trình thống nhất, toàn diện giữa các nước trong khu vực, nhằm tìm lối thoát cho vấn đề đã tồn tại dai dẳng suốt nhiều năm.

Hội nghị G20 tập trung thảo luận các nỗ lực hồi phục toàn cầu

Bộ Ngoại giao Indonesia ngày 6/7 cho biết Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20 FMM) với chủ đề "Cùng nhau xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng hơn” sẽ là diễn đàn chiến lược để thảo luận về các nỗ lực phục hồi toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục