Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc của Ukraine rời cảng Odessa vào lúc 5h30 GMT ngày 1/8 (12h30 giờ Việt Nam cùng ngày).
Lúa mì được chuyển lên tàu hàng ở cảng quốc tế Rostov-on-Don để tới Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 26/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thông báo của bộ trên, tàu chở hàng Razoni mang cờ Sierra Leone chở ngô sẽ đến Liban. Bộ này cho biết thêm các tàu hộ tống khác cũng sẽ đi theo hành lang hàng hải đã được vạch sẵn trước đó vì các thủ tục liên quan đã được hoàn tất.
Ngày 22/7 vừa qua, Nga và Ukraine đã ký thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Istanbul mà Thổ Nhĩ Kỳ và Liên hợp quốc (LHQ) là các bên đồng bảo lãnh. Theo thỏa thuận này, nhóm gồm các nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và LHQ sẽ giám sát hoạt động chất hàng lên tàu tại cảng của Ukraine, trước khi hàng đi qua tuyến đường được vạch sẵn trên Biển Đen. Thỏa thuận nếu được thực hiện sẽ giúp giải phóng khoảng 5 triệu tấn ngũ cốc/tháng từ 3 cảng của Ukraine.
Cả Nga và Ukraine đều là những nước xuất khẩu nông sản lớn nhưng cuộc xung đột khiến mùa màng tổn thất, cảng biển bị phong tỏa đã làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động xuất khẩu lúa mỳ của Ukraine.
TheoBaotintuc
Biện pháp này được Đức đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) trong khi người tiêu dùng Đức đang phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng do lạm phát tăng vọt trong tất cả các lĩnh vực.
Chính phủ Mỹ hối thúc Quốc hội thông qua gói trợ cấp 52 tỷ USD cho ngành sản xuất chất bán dẫn. Nhấn mạnh Mỹ phát minh ra chất bán dẫn, song lại dần phụ thuộc các nhà sản xuất nước ngoài, Tổng thống Joe Biden (G.Bai-đơn) cho rằng, đã đến lúc Mỹ phải lấy lại vị thế dẫn đầu trong cuộc đua sản xuất chất bán dẫn.
Ngày 27/7, lượng khí đốt của Nga qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 vào Đức đã giảm, sau khi Tập đoàn Gazprom tiếp tục cắt giảm công suất của tuyến vận chuyển này vốn cung cấp phần lớn khí đốt xuất khẩu của Nga cho Liên minh châu Âu (EU).
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 26/7 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời cảnh báo những rủi ro do lạm phát leo thang và cuộc xung đột ở Ukraine đang trở thành hiện thực và có thể đẩy nền kinh tế thế giới tới bờ vực suy thoái.
Ngày 26/7, các nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được thỏa thuận về cắt giảm 15% lượng khí đốt tiêu thụ và giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga.