Biện pháp này được Đức đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) trong khi người tiêu dùng Đức đang phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng do lạm phát tăng vọt trong tất cả các lĩnh vực.
Đường ống dẫn khí đốt tại một trạm truyền dẫn ở Werne, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, người tiêu dùng Đức có thể sẽ phải trả mức thuế mới cho việc sử dụng khí đốt lên tới 1.000 euro/hộ gia đình/năm.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck cho biết hóa đơn của các hộ gia đình sử dụng khí đốt để sưởi ấm có thể sẽ tăng thêm vài trăm euro sau khi chính phủ áp một khoản thuế mới kể từ tháng 10/2022 để giúp các công ty thay thế nguồn cung khí đốt từ Nga đang giảm dần. Ông Habeck nói: "Chính phủ dự kiến áp mức thuế từ 1,5 đến 5 cent/kilowatt giờ.
Như vậy, chi phí tăng thêm hàng năm dự kiến sẽ vào khoảng 500 euro (tương đương 507 USD) cho một hộ gia đình 4 người. Tuy nhiên, nếu tính tỷ lệ 5 cent/kilowatt giờ, có nghĩa là hóa đơn khí đốt cho một hộ gia đình 4 người, sử dụng trung bình 20.000 kilowatt giờ/năm, sẽ tăng 1.000 euro.
Ngoài việc ổn định thị trường khí đốt, mức thuế mới còn nhằm mục đích chia sẻ chi phí giữa tất cả những người sử dụng khí đốt, trong đó bao gồm cả những khách hàng sản xuất công nghiệp, để trả cho việc thay thế khí đốt của Nga. Theo ông Habeck, việc áp mức thuế mới không phải là một "giải pháp tốt”, nhưng "cần thiết”. Người đứng đầu Bộ Kinh tế cho biết các biện pháp hỗ trợ cũng sẽ được đưa ra đối với những người đặc biệt khó khăn.
Các nguồn tin của Bộ Kinh tế cũng cho biết "cơ chế điều chỉnh giá ròng” sẽ có hiệu lực cho đến cuối tháng 9/2024 và dựa vào giá khí đốt, chính phủ sẽ công bố mức thuế cụ thể vào tháng 8.
Thông báo của Bộ trưởng Kinh tế Habeck được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một nửa lưu lượng hiện nay là 40% công suất xuống còn 20% qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) trong khi người tiêu dùng Đức đang phải chịu áp lực tài chính nghiêm trọng do lạm phát tăng vọt trong tất cả các lĩnh vực.
Theo TTXVN
Làn sóng dịch COVID-19 mới do biến thể phụ BA.4 và BA.5 của Omicron gây ra đang quét qua hơn 110 quốc gia với số ca nhiễm mới liên tục tăng kỷ lục.
Thực trạng thiếu dữ liệu đang cản trở nỗ lực dự đoán hướng bùng phát bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ.
Đồng USD mạnh lên bất thường đã khiến nhiều đồng nội tệ ở Mỹ Latinh mất giá, gây ra những hậu quả tất yếu đối với nền tài chính công và đời sống kinh tế của các nước trong khu vực.
Israel có thể giúp đáp ứng nhu cầu khí đốt của EU từ trữ lượng ngoài khơi ước tính gần 1.000 tỷ mét khối.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 24/7 khẳng định, đà tăng trưởng kinh tế của nước này đang chậm lại và thừa nhận có nguy cơ suy thoái, nhưng đồng thời nhấn mạnh rằng tình trạng suy thoái chưa chắc sẽ xảy ra.