Tổng thống Iran Ebrahim Raisi chia sẻ rằng ông không có mong muốn gặp người đồng cấp Mỹ Joe Biden.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ảnh: Văn phòng Tổng thống Iran
Theo kênh truyền hình RT, nhà lãnh đạo Iran Ebrahim Raisi không tin rằng một cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Biden bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức ở New York (Mỹ) sẽ mang lại bất kỳ lợi ích nào cho đất nước của ông hoặc bằng cách nào đó có thể giúp hồi sinh thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt năm 2015.
"Tôi không nghĩ rằng sẽ có một cuộc gặp như vậy xảy ra. Tôi không tin rằng việc gặp mặt hoặc nói chuyện với ông ấy sẽ mang lại lợi ích”, Tổng thống Raisi trả lời phóng viên Lesley Stahl của đài truyền hình CBS trong một chương trình phỏng vấn 60 phút phát sóng ngày 18/9.
Tổng thống Iran Raisi và Tổng thống Mỹ Biden đều có bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào tuần tới, nhưng không có bất kỳ kế hoạch gặp gỡ nào giữa hai nhà lãnh đạo được chính thức đưa vào chương trình nghị sự.
Khi được hỏi liệu ông có thấy sự khác biệt giữa chính quyền Tổng thống Biden với chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump hay không, Tổng thống Raisi nhấn mạnh từ phía quan điểm của Tehran, không có mấy khác biệt, đặc biệt là liên quan đến thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung (JCPOA).
"Chính quyền mới ở Mỹ, họ tuyên bố rằng họ khác với chính quyền của ông Donald Trump. Nhưng chúng tôi không nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trong thực tế”, nhà lãnh đạo Iran nói.
Trong thỏa thuận hạt nhân ban đầu được ký kết vào năm 2015 do Iran, Mỹ, Anh, Pháp và Đức, Nga, Trung Quốc và EU, Tehran đã đồng ý với một số hạn chế đối với ngành công nghiệp hạt nhân của mình để đổi lấy việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế và các nhượng bộ khác.
Tuy nhiên, vào năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã tuyên bố Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Tehran. Kể từ đó, Iran bắt đầu giảm dần một số cam kết theo thỏa thuận.
Mặc dù trong quá trình vận động tranh cử, Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ phục hồi thỏa thuận song cho đến nay vẫn chưa có tiến triển gì về vấn đề này.
Giữa những nỗ lực nhằm khôi phục thỏa thuận, một bản dự thảo của thỏa thuận mới bị rò rỉ vào tháng trước cho thấy các bên đã soạn thảo một thỏa thuận gồm 4 giai đoạn bắt đầu với việc dỡ bỏ ngay lập tức các lệnh trừng phạt đối với hàng chục ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác của Iran. Đổi lại, Tehran sẽ ngay lập tức giảm dần các hoạt động hạt nhân.
Đầu tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cáo buộc Iran đã có bước thụt lùi trong các cuộc đàm phán, khiến thỏa thuận về hạt nhân khó xảy ra. Nhà chức trách ngoại giao cấp cao của Mỹ đã đề cập đến văn bản cuối cùng của thỏa thuận được EU đề xuất vào ngày 8/8. Kể từ đó đến nay, Mỹ và Iran đã nhiều lần thể hiện phản ứng về vấn đề này.
TheoBaotintuc
Kyrgyzstan và Tajikistan ngày 16/9 đã cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn với mục tiêu chấm dứt những vụ xung đột đẫm máu ở khu vực biên giới chung giữa hai nước.
Sáng 17/9, Bộ Quốc phòng Syria thông báo, Israel đã tiến hành không kích vào sân bay quốc tế Damascus và các địa điểm khác ở phía nam thủ đô, khiến 5 binh sĩ thiệt mạng và gây thiệt hại về vật chất.
Dòng người "The Queue” dự tính kéo dài 14,5 km bắt đầu từ bên ngoài Cung điện Westminster, chạy dọc bờ sông Thames, đi qua một số địa điểm nổi tiếng như Vòng quay Thiên niên kỷ, công viên Royal Festival Hall và nhà hát Globe.
Các nhân viên cứu hộ Guatemala xác nhận ít nhất 9 người thiệt mạng và 20 người bị thương rạng sáng 15/9 trong một vụ giẫm đạp sau buổi hòa nhạc nhân 201 năm Ngày Độc lập ở miền Tây nước này.
Ngày 15/9, bão Muifa đã đổ vào quận Phụng Hiền, thành phố Thượng Hải, miền Đông Trung Quốc. Đây là lần thứ hai bão Muifa đổ vào khu vực này, mang theo mưa to, gió lớn.
Từ 17h ngày 14/9 (giờ địa phương - tức 23h cùng ngày giờ Việt Nam), người dân Anh bắt đầu vào viếng Nữ hoàng Elizabeth II tại tòa nhà Quốc hội Anh Westminter Hall. Lễ viếng sẽ kéo dài đến 6h30 ngày 19/9 trước khi tang lễ diễn ra.