Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/9, Chính phủ Burkina Faso đã lên án vụ tấn công nhằm vào một đoàn xe tiếp tế đi đến thị trấn Djibo ở tỉnh Soum, một phần của khu vực Sahel thuộc lãnh thổ nước này, khiến hàng chục người thiệt mạng và mất tích.
Lực lượng an ninh tuần tra trên đường phố Ouagadougou, Burkina Faso. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tuyên bố với báo chí sau cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng của Burkina Faso, Bộ trưởng được ủy nhiệm phụ trách quốc phòng, ông Silas Keita cho biết chính phủ gửi lời chia buồn đến gia đình các nạn nhân trong vụ tấn công ngày 26/9 và sẽ thông báo mức độ thiệt hại vào ngày 30/9 tới.
Ông Keita nêu rõ Chính phủ Burkina Faso sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để các con đường dẫn đến Djibo được khai thông càng nhanh càng tốt để có thể chuyển hàng tiếp tế cho thị trấn đang trong tình trạng thiếu thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu.
Đoàn xe trên được quân đội hộ tống chở hàng tiếp tế đến thị trấn Djibo, đã bị tấn công tại một điểm dừng trên đường đi. Theo báo cáo sơ bộ, vụ tấn công đã làm 11 binh sĩ thiệt mạng, 28 người bị thương và khoảng 50 dân thường mất tích. Đây là vụ tấn công thứ 2 xảy ra trong tháng này nhằm vào một đoàn xe tiếp tế ở miền Bắc Burkina Faso. Trước đó, đầu tháng 9 này, một vụ nổ bom tự chế trên đoạn đường giữa Djibo và thị trấn Bourzanga cũng ở khu vực trên đã làm chết ít nhất 35 dân thường, trong đó có trẻ em.
Số liệu thống kê cho thấy kể từ năm 2015 đến nay, tình trạng mất an ninh ở Burkina Faso do hoạt động mạnh của các nhóm vũ trang liên kết với các tổ chức khủng bố Al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người và khiến khoảng 2 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
TheoBaotintuc
Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Slovakia ngày 27/9 đã phê chuẩn các nghị định thư chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố chương trình hỗ trợ toàn diện trị giá 14 tỷ USD cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong giai đoạn 2022-2025, nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại, đồng thời cải thiện an ninh lương thực trong dài hạn cho khu vực.
Một bé gái nằm lả đi trên chiếc giường bệnh trong tình trạng mất nước. Cô bé đang phải chống chọi để sinh tồn. Bên cạnh bé là một đứa trẻ sơ sinh vừa qua đời. Không lâu sau đó, lại thêm 1 đứa trẻ khác ra đi.
Theo phân tích của hãng tin Reuters, các nhà sản xuất tại Mỹ đang vất vả đáp ứng nhu cầu gia tăng về khí đốt tự nhiên cả ở trong nước và ngoài nước.
Nhật Bản đã quyết định cấm xuất khẩu sang Nga các loại hàng hóa liên quan đến vũ khí hóa học. Lệnh cấm này nằm trong khuôn khổ gói trừng phạt bổ sung của Nhật Bản nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.
Ngày 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao và Thương mại Hungary Peter Szijjarto cho rằng, các biện pháp trừng phạt Nga đang gây thiệt hại cho chính châu Âu và là "thất bại hoàn toàn", đồng thời nhấn mạnh Hungary không chấp nhận bất kỳ biện pháp trừng phạt nào gây nguy hiểm cho nguồn cung năng lượng của mình.