Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) nhận định, châu Âu cần nhanh chóng giảm tiêu thụ khí đốt để vượt qua mùa đông này trong bối cảnh dự trữ khí đốt đang ở mức thấp và có những lo ngại về nguy cơ Nga cắt đứt hoàn toàn nguồn cung.
Một đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức, ngày 30/8/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong những tháng vừa qua, giá khí đốt đã tăng mạnh khi nhập khẩu từ Nga giảm, buộc các nước châu Âu phải tìm kiếm nguồn cung thay thế, bao gồm việc mua lượng lớn khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Na Uy.
IEA đã cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt khí đốt chưa từng có nếu như các nước châu Âu không kiềm chế nhu cầu.
Cơ quan này ước tính, cần phải cắt giảm 9% so với mức tiêu thụ trung bình trong 5 năm qua, nếu như khu vực này muốn cầm cự được đến mùa xuân với nguồn cung phù hợp.
Trong báo cáo hằng quý mới nhất, IEA cảnh báo viễn cảnh của thị trường khí đốt vẫn ảm đạm. Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy các thị trường sẽ đối mặt với khó khăn đến năm 2023.
Theo IEA, việc đa dạng hóa nguồn cung năng lượng đã cho phép các cơ sở dự trữ khí đốt lấp đầy tới 90% vào cuối tháng 9.
Tuy nhiên, IEA cũng cảnh báo trong trường hợp Nga dừng hoàn toàn nguồn cung từ ngày 1/11, châu Âu sẽ phải giảm 13% nhu cầu để duy trì mức dự trữ phù hợp.
Việc thực hiện các biện pháp tiết kiệm khí đốt sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm giảm thiểu việc rút bớt khí đốt từ kho và duy trì lượng tích trữ phù hợp cho đến cuối mùa đông.
Giám đốc Thị trường và An ninh năng lượng IEA Keisuke Sadamori cho rằng, cuộc xung đột tại Ukraine và xu hướng nguồn cung khí đốt sang châu Âu giảm mạnh đang gây tổn hại nghiêm trọng đến người tiêu dùng, doanh nghiệp và toàn bộ các nền kinh tế.
Theo thống kê của IEA, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8, mức tiêu thụ khí đốt đã giảm hơn 10% trên khắp châu Âu và 15% trong ngành công nghiệp so với cùng kỳ năm ngoái, khi nhiều doanh nghiệp phải giảm sản xuất để ứng phó với việc chi phí nhiên liệu tăng cao.
Trong khi đó, nhu cầu LNG tại châu Âu đã tăng gần 67% và giảm 7% tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương do giá thành cao, thời tiết ôn hòa và chính sách kiểm soát dịch Covid-19 nghiêm ngặt tại Trung Quốc.
Theo Báo Nhân Dân
Ngày 2/10, Phó Thống đốc tỉnh Đông Java của Indonesia, ông Emil Dardak, cho biết số người thiệt mạng trong vụ giẫm đạp tại sân vận động ở thành phố Malang là 125 người, thay vì 174 người như con số đưa ra trước đó.
Sau sự cố 2 đường ống Nord Stream, TurkStream hiện là đường ống dẫn khí đốt tự nhiên còn lại của Nga đến châu Âu bên cạnh các đường ống đi qua Ukraine.
Từng là điều không thể tưởng tượng được, nhưng có khả năng điện thoại di động sẽ ngừng hoạt động trên khắp châu Âu vào mùa đông này nếu các nước phải cắt điện hoặc hạn chế sử dụng điện, làm ảnh hưởng đến các mạng di động trên toàn châu Âu.
Điều đáng chú ý là nguồn cung mới không xuất phát từ lý do thương mại, mà nhằm hỗ trợ Đức trong bối cảnh quốc gia châu Âu này đang gặp nhiều khó khăn về nguồn cung do xung đột Nga - Ukraine và đã đóng cửa các nhà máy điện hạt nhân trên lãnh thổ Đức.
Ngày 28/9, trả lời phỏng vấn trong buổi khai mạc Diễn đàn Công chúng hàng năm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên ngắn hạn hàng đầu của WTO sắp tới sẽ là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư nghèo nhất của thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 28/9, Chính phủ Burkina Faso đã lên án vụ tấn công nhằm vào một đoàn xe tiếp tế đi đến thị trấn Djibo ở tỉnh Soum, một phần của khu vực Sahel thuộc lãnh thổ nước này, khiến hàng chục người thiệt mạng và mất tích.