Ngày 28/9, trả lời phỏng vấn trong buổi khai mạc Diễn đàn Công chúng hàng năm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala cho rằng, trong bối cảnh suy thoái toàn cầu có thể diễn ra, ưu tiên ngắn hạn hàng đầu của WTO sắp tới sẽ là giải quyết vấn đề mất an ninh lương thực và tìm cách cung cấp thực phẩm cho các nhóm dân cư nghèo nhất của thế giới.


Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ.

Tổng giám đốc WTO Okonjo-Iweala cho biết: "Bóng ma của việc không có đủ thức ăn là một điều đáng lo ngại. Vì vậy, đối với tôi, đó là vấn đề hàng đầu.” Theo bà Okonjo- Iweala, xếp sau an ninh lương thực là khả năng tiếp cận năng lượng. Bà cho rằng, an ninh lương thực và năng lượng đang là vấn đề mà thế giới phải đối mặt và các nước thành viên WTO cần thúc đẩy các giải pháp cho các vấn đề này.

Bà Okonjo-Iweala cho biết một số nước thành viên WTO đã đi đúng xu hướng khi 15 trong số 57 chính sách hạn chế về lương thực và phân bón được áp dụng kể từ khi bắt đầu chiến sự tại Ukraine đã được loại bỏ và hy vọng rằng các hạn chế này cuối cùng sẽ được dỡ bỏ. Theo bà Okonjo-Iweala, việc chấm dứt chiến sự không có thể giải quyết hết tất cả các vấn đề nhưng sẽ có những đóng góp quan trọng.

Cũng trong ngày 28/9, Tổng thống Joe Biden đã triệu tập Hội nghị Nhà Trắng về nạn đói, suy dinh dưỡng và y tế để chấm dứt nạn đói và giảm các bệnh liên quan đến dinh dưỡng tại Mỹ. Trước đó, ngày 20/9, Mỹ đã triệu tập Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực toàn cầu bên lề Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York.

Hội nghị tái khẳng định cam kết của lãnh đạo toàn cầu cùng hành động khẩn cấp và trên quy mô lớn đối với cuộc khủng hoảng lương thực và nạn đói cùng cực của hàng triệu người trên toàn thế giới. Khoản hỗ trợ 2,9 tỷ USD của Mỹ sẽ dùng để ứng phó với tình trạng mất an ninh lương thực toàn cầu. Trong năm nay, khoản hỗ trợ 2,9 tỷ USD sẽ được phân bổ vào các chương trình sau: Viện trợ Nhân đạo toàn cầu ( 2 tỷ USD), Viện trợ phát triển Toàn cầu (783 triệu USD), Chương trình An ninh Lương thực và Nông nghiệp Toàn cầu - GAFSP (150 triệu USD).

Theo các chuyên gia, tuyên bố về các khoản hỗ trợ này của Mỹ bắt nguồn từ cuộc xung đột Ukraine. Mỹ đã tập trung nhiều vào vấn đề an ninh lương thực bởi Nga và Ukraine đều là các nhà xuất khẩu ngũ cốc và phân bón chủ chốt trên thế giới. Liên hợp quốc dự đoán, cuộc xung đột Nga – Ukraine đã đẩy thêm 47 triệu người vào cảnh "đói nghèo cùng cực”. Tuyên bố về khoản hỗ trợ này của ông Biden tại Liên hợp quốc được đưa ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh phương Tây lo ngại rằng cuộc xung đột Nga -Ukraine đã khiến nhiều nước bớt chú ý đến vấn đề an ninh lương thực.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Lý do Mỹ lo lắng về kết quả bầu cử ở Italy

Nhà Trắng lo ngại nhà lãnh đạo cực hữu Meloni lên nắm quyền ở Italy có thể làm suy yếu cam kết của nước này đối với Ukraine.

Slovakia phê chuẩn nghị định thư chấp thuận Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO

Hội đồng Quốc gia (Hạ viện) Slovakia ngày 27/9 đã phê chuẩn các nghị định thư chấp thuận Thụy Điển và Phần Lan gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

ADB hỗ trợ 14 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực ở châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 27/9, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố chương trình hỗ trợ toàn diện trị giá 14 tỷ USD cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương trong giai đoạn 2022-2025, nhằm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng lương thực hiện tại, đồng thời cải thiện an ninh lương thực trong dài hạn cho khu vực.

Trẻ em Pakistan đối mặt với thảm họa mới sau lũ lụt

Một bé gái nằm lả đi trên chiếc giường bệnh trong tình trạng mất nước. Cô bé đang phải chống chọi để sinh tồn. Bên cạnh bé là một đứa trẻ sơ sinh vừa qua đời. Không lâu sau đó, lại thêm 1 đứa trẻ khác ra đi.

Mỹ đối mặt với khả năng thiếu khí đốt tự nhiên

Theo phân tích của hãng tin Reuters, các nhà sản xuất tại Mỹ đang vất vả đáp ứng nhu cầu gia tăng về khí đốt tự nhiên cả ở trong nước và ngoài nước.

Nhật Bản tăng cường lệnh cấm xuất khẩu sang Nga

Nhật Bản đã quyết định cấm xuất khẩu sang Nga các loại hàng hóa liên quan đến vũ khí hóa học. Lệnh cấm này nằm trong khuôn khổ gói trừng phạt bổ sung của Nhật Bản nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục