Phóng viên TTXVN tại Jakarta dẫn kết luận của các nhà điều tra Indonesia khẳng định vấn đề kỹ thuật và lỗi phi công là nguyên nhân khiến chiếc Boeing 737 chở 62 hành khách và thành viên phi hành đoàn lao xuống biển vào ngày 9/1/2021.


Lực lượng cứu hộ tìm kiếm máy bay Hãng hàng không Sriwijaya Air bị rơi ở ngoài khơi Jakarta, Indonesia ngày 10/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN

Trong báo cáo điều tra cuối cùng được công bố ngày 10/11, Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (KNKT) chỉ ra một số yếu tố khiến chiếc máy bay của hãng Sriwijaya Air gặp nạn, bắt đầu với các vấn đề cơ khí.

Theo KNKT, hệ thống ga tự động của chiếc máy bay hai động cơ 26 năm tuổi này đã gặp trục trặc, khiến nó bị nghiêng và chệch khỏi hành trình ban đầu trước khi lao xuống vùng biển ngoài khơi thủ đô Jakarta chỉ vài phút sau đó, khiến toàn bộ 62 người trên khoang thiệt mạng. 

Các nhà điều tra cho rằng tâm lý chủ quan có thể khiến các phi công "ít giám sát hơn”, đồng nghĩa với việc họ không phát hiện được máy bay thay đổi đường bay và không phản ứng đủ nhanh. Báo cáo điều tra cũng đề cập đến tình trạng thiếu quy định và hướng dẫn chính thức khiến các phi công thiếu kỹ năng và kiến thức để phản ứng với những tình huống như vậy.

Theo báo cáo điều tra sơ bộ sau tai nạn, các phi hành đoàn trên những chuyến bay trước đã mô tả hệ thống điều tiết của máy bay là "không thể sửa chữa được” và nó đã từng được sửa chữa nhiều lần trước chuyến bay định mệnh.

Indonesia là quốc gia quần đảo rộng lớn với hồ sơ an toàn hàng không không mấy tích cực, dù chủ yếu dựa vào vận tải hàng không để kết nối hàng nghìn hòn đảo trên khắp đất nước. Quốc gia Đông Nam Á này đã hứng chịu 3 thảm kịch máy bay thương mại kể từ năm 2014. Tháng 10/2018, 189 người thiệt mạng khi chiếc Boeing 737 MAX của hãng Lion Air lao xuống biển. Năm 2014, một máy bay A320 đã lao xuống biển Java trong thời tiết xấu, khiến 162 người thiệt mạng.


Theo TTXVN

Các tin khác


Bầu cử Mỹ: Dự báo về "làn sóng đỏ" của đảng Cộng hòa

Theo các kết quả sơ bộ cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ được truyền thông nước này đăng tải, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ vẫn đang bám đuổi sít sao trong các cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện cũng như các vị trí thống đốc bang. Điều này phần nào phủ bóng đen lên kỳ vọng của đảng Cộng hòa tạo nên một "làn sóng đỏ" tuyệt đối.

Dự báo Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027

Dự báo GDP của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới và nước này cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.

Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn

Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết vật thể Triều Tiên phóng ra vùng biển phía Đông nước này ngày 9/11 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn.

Thúc đẩy hành động tại COP27

Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, ngày 7/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) tiếp tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi xây dựng một hiệp ước lịch sử giữa các nước phát triển và đang phát triển về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi đó, một số cam kết, thỏa thuận mới đã được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị.

Châu Âu trải qua tháng 10 nóng kỷ lục

Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 cho biết nhiệt độ trong tháng 10 tại châu Âu đã ở mức cao kỷ lục, hơn gần 2 độ C so với giai đoạn C3S thống kê nhiệt độ từ năm 1991 - 2020.

Thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu: Nhiều cử tri Mỹ không hài lòng về tình hình đất nước

Theo kết quả thăm dò ngoài phòng bỏ phiếu, các cử tri trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay nhìn chung không hài lòng với tình hình của nước Mỹ và thể hiện cái nhìn tiêu cực đối với chính quyền Tổng thống Joe Biden.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục