Ngày 13/11, Chính phủ Anh công bố báo cáo cho biết từ đầu năm đến nay, số lượng người di cư vượt Eo biển Manche từ Pháp vào nước này đã tăng kỷ lục lên hơn 40.000 người. Hiện Anh đang tìm cách đạt được thỏa thuận mới với Pháp trong nỗ lực ngăn chặn dòng người di cư trái phép.
Người di cư vượt eo biển Manche từ Pháp sang Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh cho biết số người tới Anh qua Eo biển Manche từ đầu năm đến nay là 40.885 người, cao hơn nhiều so với con số cùng kỳ năm trước 28.561 người. Phần lớn là những người từ Albania, Iran và Afghanistan.
Mới đây nhất, ngày 12/11, cơ quan chức năng Anh đã phát hiện 972 người tìm cách vượt biên trên 22 thuyền qua tuyến đường biển này.
Tuần trước, Thủ tướng Anh Rishi Sunak thông báo kế hoạch mới với Pháp sau cuộc gặp mặt trực tiếp với Tổng thống Emmanuel Macron. Trong cuộc họp mới đây, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna và người đồng cấp Anh James Cleverly đã nhấn mạnh đến vấn đề cấp thiết ứng phó với mọi loại hình di cư phi pháp và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ liên quan đến vấn đề di cư.
Eo biển Manche là một trong những tuyến đường biển nhộn nhịp nhất thế giới. Anh và Pháp thường xuyên phối hợp tăng cường tuần tra để phát hiện và ngăn chặn dòng người di cư tìm cách vượt biên vào Anh qua tuyến đường này. Số người di cư xin tị nạn tại Anh đã làm gia tăng gánh nặng tài chính đối với chính phủ. Anh ước tính mỗi ngày tiêu tốn 6,8 triệu bảng Anh (7,8 triệu USD) cho chi phí ăn ở của người tị nạn.
Theo Baotintuc.vn
Liệu rằng ADN của những giống lương thực từ thời cổ xưa có nắm giữ chìa khóa giúp đảm bảo an ninh lương thực thế giới trong tương lai hay không?
Những người ủng hộ năng lượng hạt nhân đang tận dụng Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập để khẳng định năng lượng hạt nhân là một giải pháp an toàn và tiết kiệm để thế giới đạt mục tiêu phi carbon hóa.
Theo Bộ Y tế Indonesia, các biến thể phụ mới của Omicron, trong đó có BA.2.75, XBB và BQ.1, khiến số ca mắc Covid-19 gia tăng tại nhiều nước châu Á. Bộ Y tế Indonesia nhận định, làn sóng lây nhiễm mới tại nước này do các biến thể phụ của Omicron có thể đạt đỉnh vào tháng 12 tới hoặc đầu tháng 1/2023. Số ca bệnh tăng mạnh tại Indonesia, lên hơn 6.600 ca trong ngày 8/11.
Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Ai Cập bà Hala el-Saeed ngày 9/11 cảnh báo châu Phi có nguy cơ sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế hàng năm 415 tỷ USD vào năm 2030 do thiên tai gây ra.
Theo các kết quả sơ bộ cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ được truyền thông nước này đăng tải, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ vẫn đang bám đuổi sít sao trong các cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện cũng như các vị trí thống đốc bang. Điều này phần nào phủ bóng đen lên kỳ vọng của đảng Cộng hòa tạo nên một "làn sóng đỏ" tuyệt đối.
Dự báo GDP của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới và nước này cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.