Đây là nhận định của một số tổ chức, dựa trên đánh giá triển vọng phục hồi kinh tế của các nước và nguồn dự trữ dầu.
Trong một báo cáo mới, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã cắt giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2023 ở mức 320.000 thùng/ngày xuống 1,16 triệu thùng/ngày, trong khi nâng mức tăng trưởng nhu cầu dầu năm 2022 thêm 140.000 thùng/ngày lên 2,6 triệu thùng/ngày.
Còn cơ quan nghiên cứu Enverus có trụ sở tại Mỹ, nhu cầu dầu toàn cầu trong năm sau sẽ tăng ít hơn khoảng 1 triệu thùng/ngày so với dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế và OPEC.
Giới quan sát cũng cho rằng, tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu thấp hơn dự kiến sẽ tạo ra những "cơn gió bất ngờ" cho nền kinh tế của các nước xuất khẩu dầu ở Vùng Vịnh.
Theo dự báo của Reuters, đối với 6 quốc gia thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 dự kiến ở mức 4,2%, chậm hơn so với dự báo trước đó và cũng thấp hơn mức tăng trưởng 6,6% dự đoán cho năm 2022 này.
Cùng nhận định, Quỹ Tiền tệ quốc tế cho rằng, hoạt động kinh tế ở các nhà xuất khẩu dầu lớn ở Trung Đông và Trung Á sẽ chậm lại trong năm tới, do OPEC+ cắt giảm sản lượng, giá dầu và nhu cầu sử dụng dầu toàn cầu giảm.
Trung Đông nhìn nhận thế nào tình hình thị trường dầu của thế giới trong năm 2023
Cách đây không lâu, các nước Vùng Vịnh đã dùng hình ảnh những cơn gió ngược để mô tả cho tình thế mà của họ trong năm 2023. Các dự báo giờ đây hầu như đều thống nhất là nhu cầu dầu của thế giới trong năm tới sẽ giảm, do nguy cơ hiện hữu khá rõ ràng đối với nền kinh tế. Tuy vậy, các dự báo cũng cho rằng tình thế của nền kinh tế hiện nay chưa đến mức nghiêm trọng như hồi khủng hoảng tài chính năm 2008.
Câu hỏi lớn hơn giờ đây là chính sách về sản lượng của OPEC hay OPEC+ sẽ như thế nào? Liệu OPEC+ có cắt giảm sản lượng nữa hay không? Điều này chưa rõ, nhưng khả năng OPEC+ lại có thêm bước đi cắt giảm sâu như mới đây được cho là không nhiều.
Bộ trưởng Năng lượng Oman, một đối tác quan trọng trong OPEC+ mới đây đã tuyên bố giá dầu sau mùa đông này sẽ không thể tiếp tục căng thẳng như hiện nay được và phải lùi về trở lại dưới mốc 90 USD/thùng. Oman cũng tuyên bố, mục tiêu giá dầu của họ chỉ là 55 USD/thùng là được.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng quốc tế, giá dầu trung bình trong năm 2023 sẽ giảm xuống còn khoảng 95 USD/thùng, từ 102 USD/thùng - mức trung bình được dự báo cho năm 2022 này. Tuy nhiên, vẫn có khả năng giá dầu sẽ còn giảm xuống nữa.
Thứ nhất, các số liệu đang cho thấy lệnh cấm vận của phương Tây đối với Nga đã hầu như không tác động gì mấy tới lượng dầu xuất khẩu của Moscow. Như trong tháng 10, lượng dầu xuất khẩu bằng đường biển của Nga đạt tới 3,1 triệu thùng/ngày, tức là thậm chí còn cao hơn khoảng 3% so với mức trước chiến sự. Chỉ có một thay đổi là dầu Nga giờ chuyển hướng sang châu Á.
Thứ hai, có vẻ như các nước trong OPEC+ cũng không ủng hộ việc cắt giảm sản lượng thêm nữa. Như thời gian qua, người ta thấy sản lượng của Kazakhstan, Nga hay Iraq vẫn tăng đáng kể, bất chấp các chủ trương cắt giảm của OPEC+. Nhìn chung, những nước vốn có sản lượng cao mới nhìn thấy nhiều lợi ích của việc cắt giảm sản lượng để đẩy giá dầu lên, những nước có sản lượng không quá cao thì ưu tiên vẫn là giữ giá ở mức vừa phải và được xuất khẩu nhiều dầu. Tóm lại, thị trường dầu của thế giới năm 2023 được cho là nhiều khả năng sẽ dịu bớt, nếu không có tình huống gì đột biến phát sinh.
Theo VTV.vn
Bộ trưởng Kế hoạch và Phát triển Kinh tế Ai Cập bà Hala el-Saeed ngày 9/11 cảnh báo châu Phi có nguy cơ sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế hàng năm 415 tỷ USD vào năm 2030 do thiên tai gây ra.
Theo các kết quả sơ bộ cuộc bầu cử giữa kỳ Mỹ được truyền thông nước này đăng tải, hai đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ vẫn đang bám đuổi sít sao trong các cuộc đua giành quyền kiểm soát Thượng viện và Hạ viện cũng như các vị trí thống đốc bang. Điều này phần nào phủ bóng đen lên kỳ vọng của đảng Cộng hòa tạo nên một "làn sóng đỏ" tuyệt đối.
Dự báo GDP của Ấn Độ sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới và nước này cũng sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới vào năm 2027.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết vật thể Triều Tiên phóng ra vùng biển phía Đông nước này ngày 9/11 là tên lửa đạn đạo tầm ngắn.
Tại Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra ở Ai Cập, ngày 7/11, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres (A.Gu-tê-rét) tiếp tục cảnh báo về tình trạng khủng hoảng khí hậu nghiêm trọng, đồng thời kêu gọi xây dựng một hiệp ước lịch sử giữa các nước phát triển và đang phát triển về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi đó, một số cam kết, thỏa thuận mới đã được đưa ra trong ngày làm việc thứ hai của Hội nghị.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 cho biết nhiệt độ trong tháng 10 tại châu Âu đã ở mức cao kỷ lục, hơn gần 2 độ C so với giai đoạn C3S thống kê nhiệt độ từ năm 1991 - 2020.