Ngày 22/11, lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp thông báo đang triển khai chiến dịch giải cứu một tàu đánh cá chở 500 người di cư đang lênh đênh trên vùng biển phía Tây Nam đảo Crete trong thời tiết xấu.
Tàu chở người di cư trong chiến dịch cứu hộ ngoài khơi đảo Crete, Hy Lạp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Lực lượng này cho biết đã nhận được tín hiệu cầu cứu ngay sau nửa đêm 21/11 về việc có 400 - 500 người trên tàu. Công tác cứu hộ đang gặp khó khăn do gió lớn. Hiện hai tàu chở hàng gần đó, 1 tàu chở dầu và 2 tàu đánh cá Italy cũng đang hỗ trợ chiến dịch cứu hộ.
Giới chức Hy Lạp cho biết do Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp và lực lượng kiểm soát biên giới Frontex của Liên minh châu Âu (EU) ở biển Aegea tăng cường tuần tra, những kẻ buôn người đang ngày càng sử dụng các tuyến đường dài hơn và nguy hiểm hơn ở phía Nam đảo Crete để đưa người di cư sang châu Âu. Tuần trước, Bộ trưởng Di trú Hy Lạp Notis Mitarachi cho biết 80% lượng người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ đi thẳng đến Italy.
Hồi tháng 10, một trong những chiếc thuyền buồm được cho là chở 95 người trên tàu đã bị chìm tại đảo Kythira, phía Nam bán đảo Peloponnese. Ít nhất 8 đã người thiệt mạng trong vụ việc này. Phần lớn những người sống sót chủ yếu đến từ Iraq, Iran và Afghanistan.
Hy Lạp và Italy nằm trong số các điểm đến đầu tiên tại EU trong hành trình của những người di cư bất hợp pháp từ châu Phi và Trung Đông. Lực lượng bảo vệ bờ biển Hy Lạp cho biết đã cứu được khoảng 1.500 người trong 8 tháng đầu năm nay, so với chưa đến 600 người trong cả năm 2021. Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) ghi nhận gần 2.000 người di cư thiệt mạng và mất tích trên Địa Trung hải trong từ đầu năm đến nay.
TheoBaotintuc
Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng vị trí địa lý của nước này để trở thành trung tâm năng lượng giữa Nga và châu Âu.
Tổng thống Aleksandar Vucic cũng cảnh báo tình hình ở Kosovo có thể biến thành "địa ngục trần gian" nếu chính quyền không đảo ngược kế hoạch cấm biển số xe Serbia.
Trong ngày 21/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) sẽ tiến hành cuộc họp khẩn tại New York (Mỹ) để thảo luận về vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 mới nhất của Bình Nhưỡng.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 diễn ra từ ngày 14/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit ở thủ đô Bangkok, nước chủ nhà Thái Lan đã tổ chức một triển lãm nhằm quảng bá mô hình kinh tế Sinh học – Tuần hoàn – Xanh (BCG) mà chính phủ nước này đang thúc đẩy như một giải pháp giúp phát triển một cách bền vững hơn.
Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập Rania al-Mashat vừa thông báo Ai Cập - nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã huy động được các khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD trong các cuộc đàm phán về khí hậu, đồng thời mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về mô hình tài chính này với các nước đang phát triển khác.
Ngày 17/11, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) thông báo trên 150 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký hiệp ước Cam kết Methane toàn cầu nhằm giảm khí methane, tăng khoảng 50 quốc gia tham gia so với thời điểm sáng kiến này được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 26 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc (COP26) ở Glasgow (Scotland, Anh) vào năm ngoái.