Phóng viên TTXVN tại Berlin đưa tin Đức, Pháp và Italy ngày 22/11 đã nhất trí với kế hoạch phát triển các hệ thống tên lửa đẩy thế hệ mới Ariane 6 và Vega-C.
Ba quốc gia trên tái khẳng định sẽ dành ưu tiên cho công tác phát triển tên lửa đẩy của "lục địa già”, sau khi Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) buộc phải tiến hành đàm phán với tỷ phú Elon Musk - ông chủ Tập đoàn SpaceX của Mỹ - hồi tháng 8 vừa qua để thực hiện 2 sứ mệnh khoa học trong tương lai.
Dự kiến, Bộ trưởng phụ trách nghiên cứu không gian vũ trụ của 22 quốc gia thành viên ESA, đang nhóm họp tại Paris trong 2 ngày 22 và 23/11, sẽ quyết định nguồn tài chính dành cho cơ quan này trong 3 năm tới. Hiện nay, kế hoạch ngân sách trị giá 3,2 tỷ euro (3,3 tỷ USD) cho hoạt động nghiên cứu và trình làng các tên lửa đẩy của châu Âu được xem là ưu tiên trong chương trình nghị sự. Trong khi đó, ESA đang đề nghị các quốc gia thành viên đóng góp 18,5 tỷ euro để tài trợ cho những chương trình nghiên cứu không gian trong 3 năm tới, tăng hơn 25% so với số tiền trước đó.
Phát biểu tại cuộc họp ngày 22/11, Tổng Giám đốc ESA Josef Aschbacher khẳng định các quốc thành viên đều có thể thu được những lợi ích kinh tế to lớn từ việc đóng góp tài chính cho những chương trình không gian vũ trụ của ESA. Theo ông, mặc dù ngành công nghiệp vũ trụ hiện có giá trị khoảng 340 tỷ euro, song con số này sẽ lên đến khoảng 1.000 tỷ euro vào năm 2040.
Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno Le Maire đã kêu gọi châu Âu đoàn kết trong sứ mệnh nghiên cứu khoa học. Ông khẳng định "phải có một châu Âu duy nhất, một chính sách không gian vũ trụ duy nhất của châu Âu và khối thống nhất vững vàng”. Dự kiến, quyết định ngân sách sẽ được công bố trong ngày 23/11.
ESA đã nỗ lực tìm cách đưa các sứ mệnh của châu Âu vào vũ trụ sau khi Moskva rút tên lửa đẩy Soyuz để đáp trả các biện pháp trừng phạt của "lục địa già” liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Mặc dù ESA hồi tháng 8 vừa qua đã đàm phán về kế hoạch sử dụng tên lửa của Tập đoàn công nghệ SpaceX nhằm thay thế Soyuz của Nga, song Tổng Giám đốc Aschbacher cho rằng bất kỳ giải pháp nào được đưa ra cũng chỉ mang tính tạm thời.
Ariane 6 dự kiến được phóng lần đầu tiên vào năm 2020, nhưng kế hoạch ra mắt đã bị đẩy sang cuối năm 2023.
TheoBaotintuc
Indonesia tiếp tục hứng chịu một trận động đất mới vào tối 21/11. Theo Cơ quan Khí tượng, khí hậu và địa vật lý Indonesia, trận động đất này có độ lớn 6,8 ở tỉnh Bengkulu, miền Tây Indonesia.
Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tận dụng vị trí địa lý của nước này để trở thành trung tâm năng lượng giữa Nga và châu Âu.
Tổng thống Aleksandar Vucic cũng cảnh báo tình hình ở Kosovo có thể biến thành "địa ngục trần gian" nếu chính quyền không đảo ngược kế hoạch cấm biển số xe Serbia.
Trong ngày 21/11, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) sẽ tiến hành cuộc họp khẩn tại New York (Mỹ) để thảo luận về vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-17 mới nhất của Bình Nhưỡng.
Trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2022 diễn ra từ ngày 14/11 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Queen Sirikit ở thủ đô Bangkok, nước chủ nhà Thái Lan đã tổ chức một triển lãm nhằm quảng bá mô hình kinh tế Sinh học – Tuần hoàn – Xanh (BCG) mà chính phủ nước này đang thúc đẩy như một giải pháp giúp phát triển một cách bền vững hơn.
Bộ trưởng Hợp tác quốc tế Ai Cập Rania al-Mashat vừa thông báo Ai Cập - nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) đã huy động được các khoản hỗ trợ trị giá 10 tỷ USD trong các cuộc đàm phán về khí hậu, đồng thời mong muốn chia sẻ kinh nghiệm về mô hình tài chính này với các nước đang phát triển khác.