Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận định Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của đất nước này trong những năm tới sẽ đạt tăng trưởng tích cực.


Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) tại Kyrgyzstan ngày 9/12, ông Vladimir Putin cho hay GDP của Nga sẽ chỉ giảm 2,9% trong năm nay, đồng thời đưa ra dự đoán về những động lực tích cực trong tương lai.

Đối với sự phát triển của nền kinh tế Nga nói chung, theo ông, mức suy giảm kinh tế sẽ dưới 20%, trong khi mức suy thoái của năm 2023 dự kiến chỉ 0,9% và tình hình sẽ tiếp tục được cải thiện.

Nhà lãnh đạo Nga cho biết chính phủ sẽ tiếp tục triển khai biện pháp giảm lạm phát hiện nay, vốn đã cho thấy xu hướng giảm rõ rệt. Vào cuối năm nay, tỷ lệ này có thể giảm xuống mức chấp nhận được là 12,2%. Cho đến cuối quý đầu tiên của năm 2023, tỷ lệ này được dự đoán sẽ giảm xuống 5% hoặc thấp hơn.

Tại sự kiện trên, Tổng thống Putin cũng đề cập đến tỷ lệ lạm phát kỷ lục trên toàn khu vực Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là mức cao ngất ngưởng ở một số quốc gia thành viên. Ông cho biết những chỉ số như vậy đã không xảy ra trong nhiều thập kỷ.

Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng hoạt động kinh tế mạnh mẽ của Nga rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia tham gia Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU) do có sức ảnh hưởng quan trọng đến các nền kinh tế kinh tế khác của khối này.

Ông kêu gọi EAEU dỡ bỏ các biện pháp rào cản hải quan và hành chính vì chúng cản trở thương mại tự do giữa các quốc gia.

EAEU được thành lập vào năm 2015 dựa trên Liên minh Hải quan giữa Nga, Kazakhstan và Belarus, sau đó có Armenia và Kyrgyzstan cùng tham gia. Năm 2016, Việt Nam chính thức trở thành quốc gia ngoài khu vực đầu tiên trở thành thành viên của khối thương mại này. Liên minh này được thành lập để đảm bảo sự di chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, vốn và người lao động giữa các quốc gia thành viên.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Dầu thô bị phương Tây áp giá trần, Nga vẫn có thể trở thành người chiến thắng cuối cùng

Các chuyên gia năng lượng chỉ ra cơ chế áp trần giá dầu của G7 (7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới) không những không khiến Nga tổn hại mà còn đẩy nhanh tình trạng lạm phát và suy thoái ở phương Tây.

Sự ủng hộ của công chúng Mỹ với Ukraine giảm dần khi xung đột kéo dài

Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, người Mỹ bắt đầu chia rẽ về việc Washington nên tiếp tục hỗ trợ Kiev trong bao lâu.

Quốc hội Mỹ bế tắc về dự thảo ngân sách

Ngày 6/12, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết có thể phải đến đầu năm 2023 Quốc hội Mỹ mới đạt thỏa thuận cuối cùng về cấp ngân sách hoạt động cho Chính phủ Mỹ đến hết tài khóa hiện tại (hết tháng 9/2023).

Nga không nhận thấy triển vọng đàm phán hòa bình về vấn đề Ukraine

Ngày 6/12, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết Nga nhất trí với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng cuộc xung đột ở Ukraine cần phải chấm dứt bằng hòa bình lâu dài.

Mối lo ngại chính đối với nền kinh tế trì trệ của Italy

Vì mối lo ngại này, trong ngân sách năm 2023, chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni đề xuất cắt giảm thuế với các sản phẩm chăm sóc trẻ em và tăng trợ cấp cho trẻ em.

Pháp: Giá rét sắp thử thách mạng lưới điện, hơn 60% dân số bị ảnh hưởng bởi việc thiếu điện

Nhiệt độ dự kiến xuống gần bằng 0 trong những ngày tới sẽ thách thức khả năng phục hồi của hệ thống lưới điện Pháp. Để đối phó với nguy cơ thiếu điện, ngày 1/12, chính phủ Pháp thông báo sẽ triển khai kế hoạch cắt điện luân phiên, dự kiến ảnh hưởng tới hơn 60% dân số.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục