Ngày 11/12, tàu vũ trụ của một công ty khởi nghiệp Nhật Bản đã được phóng lên mặt trăng.
Tàu đổ bộ mặt trăng Hakuto-R. (Ảnh: ispace)
Đây là sứ mệnh chinh phục mặt trăng đầu tiên của Nhật Bản và cũng là sứ mệnh đầu tiên do một công ty tư nhân nước này thực hiện.
Vụ phóng được công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk thực hiện ở Cape Canaveral, bang Florida của Mỹ, sau hai lần trì hoãn để kiểm tra bổ sung.
Tàu vũ trụ Hakuto-R, do công ty khởi nghiệp Ispace có trụ sở ở Tokyo sản xuất, đã được phóng lên không gian bằng tên lửa đẩy Falcon 9 vào 2h38 (giờ địa phương, tức 14h38 theo giờ Việt Nam). Đây là phần đầu tiên trong chương trình khám phá vũ trụ mang tên Hakuto-R (có nghĩa là "Thỏ trắng" theo tiếng Nhật).
Giám đốc điều hành công ty khởi nghiệp Ispace Takeshi Hakamada khẳng định, sứ mệnh đầu tiên của công ty sẽ đặt nền tảng cho việc khai phá tiềm năng của mặt trăng. Trước đó, chỉ có Mỹ, Nga và Trung Quốc đưa thành công robot lên bề mặt mặt trăng.
Theo kế hoạch, tàu vũ trụ của Ispace sẽ hạ cánh xuống phần bề mặt nhìn thấy của mặt trăng vào tháng 4/2023.
Tàu vũ trụ này có kích thước chỉ hơn 2 x 2,5 mét, gồm một xe tự hành nặng 10 kg do Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) sản xuất. UAE là quốc gia mới tham gia cuộc đua chinh phục vũ trụ. Năm 2021, nước này đã đưa một tàu thăm dò lên quỹ đạo sao Hỏa.
Nếu xe tự hành, mang tên Rashid, đáp thành công lên mặt trăng, đây sẽ sứ mệnh khám phá mặt trăng đầu tiên của thế giới Arab.
Ngoài xe tự hành của UAE, tàu vũ trụ của Ispace còn mang theo hai robot do Cơ quan Vũ trụ Nhật Bản sản xuất và một đĩa có bài hát SORATO của ban nhạc rock Sakanaction của Nhật Bản.
Công ty Ispace, gồm chỉ 200 nhân viên, cho biết, mục tiêu của hãng là mở rộng phạm vi cuộc sống của con người lên không gian vũ trụ, cũng như tạo ra một thế giới bền vững thông qua cung cấp dịch vụ vận chuyển tần suất cao, giá thành thấp lên mặt trăng.
Theo VTV.VN
Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân gia tăng, song khẳng định sẽ không đe doạ sử dụng loại vũ khí này một cách liều lĩnh mà chỉ dùng vũ khí hạt nhân để trả đũa.
Ngày 7/12, người phát ngôn của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết Nga sẽ có phản ứng chính thức về việc các nước phương Tây áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga sau khi Moskva hoàn tất quá trình phân tích tình hình.
Các chuyên gia năng lượng chỉ ra cơ chế áp trần giá dầu của G7 (7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới) không những không khiến Nga tổn hại mà còn đẩy nhanh tình trạng lạm phát và suy thoái ở phương Tây.
Khi cuộc xung đột ở Ukraine tiếp tục kéo dài, người Mỹ bắt đầu chia rẽ về việc Washington nên tiếp tục hỗ trợ Kiev trong bao lâu.
Ngày 6/12, lãnh đạo phe Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết có thể phải đến đầu năm 2023 Quốc hội Mỹ mới đạt thỏa thuận cuối cùng về cấp ngân sách hoạt động cho Chính phủ Mỹ đến hết tài khóa hiện tại (hết tháng 9/2023).
Ngày 6/12, người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết Nga nhất trí với tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken rằng cuộc xung đột ở Ukraine cần phải chấm dứt bằng hòa bình lâu dài.