Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố tình trạng khẩn cấp đối với bang California sau khi các cơn bão tấn công bang này trong suốt 1 tuần qua khiến ít nhất 12 người thiệt mạng và hàng trăm nghìn ngôi nhà, cũng như doanh nghiệp bị mất điện.



Bão đổ bộ gây mưa lớn tại San Rafael, bang California, Mỹ ngày 4/1/2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo Nhà Trắng, việc ban bố tình trạng khẩn cấp sẽ cho phép Cơ quan Quản lý khẩn cấp liên bang (FEMA) triển khai các nỗ lực cứu trợ thiên tai và huy động các nguồn lực khẩn cấp. 

Hồi tuần trước, hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây gió giật mạnh làm lật nhiều xe tải, ngập lụt nhiều tuyến đường tại các thị trấn nhỏ dọc theo khu vực bờ biển phía Bắc California và gây bão phá hủy một bến tàu ở Santa Cruz. Đến tuần này, mưa lớn tiếp tục trút xuống khu vực bang California trong ngày 9/1 gây nguy cơ lũ lụt, thậm chí lượng mưa dự báo còn cao hơn trong những ngày tới. Theo Cơ quan Khí tượng quốc gia Mỹ (NWS), dự báo 2 đợt mưa lớn và tuyết rơi dày ở khu vực miền núi sẽ tác động đến California trong vài ngày tới kết hợp với các cơn lốc xoáy mạnh hơn và nhiều ẩm hơn đang chuẩn bị tấn công bang này.

Dự kiến, mưa sẽ tiếp diễn trong ngày 10/1, lan xuống khu vực phía Nam khô hạn hơn của bang California, trong khi vùng núi Sierra Nevada có thể bị tuyết phù dày tới 1,8m. NWS cảnh báo trong những ngày tới, mực nước có thể dâng nhanh, nguy cơ sạt lở đất và lũ lụt nghiêm trọng, nhất là những khu vực địa hình yếu và gần những nơi đã chìm trong nước trong những ngày gần đây. 

Thống đốc bang California Gavin Newsom cho biết 12 người đã thiệt mạng trong 10 ngày qua do thời tiết khắc nghiệt. Khoảng 120.000 người vẫn chưa có điện sinh hoạt trở lại trong ngày 9/1. Nhà chức trách địa phương đã yêu cầu người dân nhiều khu vực thuộc khu định cư ven biển Montecito nằm ở phía Tây Bắc Los Angeles phải đi sơ tán trong ngày 9/1. Hồi tuần trước, ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bang California và ngày 8/1 ông đã đề nghị Tổng thống Biden ban bố tình trạng khẩn cấp đối với bang này.  

Các nhà khoa học cho rằng biến đổi khí hậu do con người gây ra như đốt nhiên liệu hóa thạch không được kiểm soát, đã làm gia tăng những hiện tượng thời tiết bất thường, làm cho tình trạng ẩm ướt và khô hạn trở nên trầm trọng hơn.


                                TheoBaotintuc

Các tin khác


Thủ tướng Hungary đánh giá triển vọng EU mở đàm phán gia nhập cho Ukraine

Ukraine đã chính thức được trao tư cách ứng cử viên EU vào năm ngoái, một quyết định nhanh chóng trong bối cảnh quốc gia này đang có xung đột với Nga

Số trẻ em bị tấn công, giết hại ở CHDC Congo tăng mức kỷ lục

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Liên hợp quốc (LHQ) ngày 30/9 cho biết Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo đang chứng kiến số lượng trẻ em bị giết, bị thương tật, bị bắt cóc hoặc bị tấn công tình dục ở mức cao kỷ lục trong năm 2023 và là năm thứ ba liên tiếp.

"Khoảng trống Suwalki": Điểm yếu lớn nhất của NATO giờ ra sao?

NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Quân đội Somalia bắt giữ thủ lĩnh cấp cao của Al-Shabaab

Ngày 29/9, Lực lượng an ninh Somalia đã bắt giữ một thủ lĩnh cấp cao của lực lượng Al-Shabaab, kẻ chịu trách nhiệm mua sắm vũ khí và thiết bị nổ cho nhiều vụ tấn công khủng bố trên khắp Somalia.

Căng thẳng Đức - Italy về vấn đề di cư

Căng thẳng Đức - Italy đang cản trở thỏa thuận của EU về các quy tắc mới để giải quyết khủng hoảng di cư ở châu Âu.

Nổ kho nhiên liệu ở Nagorny-Karabakh: Số người thiệt mạng tăng lên 170

Hãng thông tấn Armenpress của Armenia ngày 29/9 dẫn lời giới chức tại khu vực Nagorny-Karabakh cho biết số người thiệt mạng trong vụ nổ và cháy kho nhiên liệu ở khu vực này đã tăng lên 170 người.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục