Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, bà dự định sẽ nêu các vấn đề quan ngại giữa hai nước tại cuộc gặp, song nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc cần giải quyết bất đồng và ngăn sự cạnh tranh dẫn tới xung đột.


Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. (Ảnh: Straits Times)

Ngày 18/1, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên tại thành phố Zurich (Thụy Sĩ), trong đó hai bên cam kết giải quyết các bất đồng và tìm kiếm cách thức hợp tác cùng nhau để đối phó với những thách thức toàn cầu.

Phát biểu khi bắt đầu cuộc họp, Bộ trưởng Yellen cho biết, bà dự định sẽ nêu các vấn đề quan ngại giữa hai nước tại cuộc gặp, song nhấn mạnh Mỹ và Trung Quốc cần giải quyết bất đồng và ngăn sự cạnh tranh dẫn tới xung đột. Bà cho rằng trong bối cảnh triển vọng kinh tế toàn cầu khó lường và phức tạp, việc hai nền kinh tế lớn nhất thế giới giữ liên lạc chặt chẽ trong các vấn đề kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Theo bà, khi có các bất đồng, hai nước cần thông báo trực tiếp cho nhau để giải quyết và tránh để những điều này ảnh hưởng xấu không cần thiết đến quan hệ kinh tế và tài chính giữa hai nước. Bà cũng bày tỏ hy vọng cuộc trao đổi sẽ đi sâu vào các vấn đề hai nước cùng quan tâm như hợp tác kinh tế vĩ mô và biến đổi khí hậu.

Về phần mình, Phó Thủ tướng Lưu Hạc cho rằng, hai nước cần duy trì sự tiếp xúc nghiêm túc và phối hợp trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và kinh tế, khẳng định ông sẵn sàng thảo luận sâu về các vấn đề này.

Ông nhấn mạnh. hai bên cần phải có cái nhìn tổng thể để có thể giải quyết bất đồng một cách đúng đắn và tìm kiếm điểm chung, qua đó giúp hai nước có thể hợp tác để duy trì sự ổn định chung trong quan hệ Trung Quốc-Mỹ.

Cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa Bộ trưởng Tài chính Yellen và Phó Thủ tướng Lưu Hạc là một phần trong cam kết của hai nước nhằm nỗ lực giảm căng thẳng quan hệ song phương. Cuộc gặp diễn ra ngay trước khi bà Yellen có chuyến công du tới 3 nước châu Phi là Senegal, Zambia và Nam Phi. Trong khi đó, ông Lưu Hạc tới Thụy Sĩ để tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos.

Một quan chức Trung Quốc cho biết, hai bên cũng sẽ đề cập đến khả năng suy thoái toàn cầu. Về phía mình, các quan chức Bộ Tài chính Mỹ nói rằng cuộc thảo luận cũng sẽ tập trung vào nền kinh tế toàn cầu, vấn đề nợ công và biến đổi khí hậu, cũng như cách thức mà hai nền kinh tế lớn nhất thế giới thúc đẩy để cải thiện mối quan hệ song phương vốn luôn căng thẳng.

Trước đó, tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Bali (Indonesia) tháng 11/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được đồng thuận quan trọng về thiết lập các nguyên tắc định hướng cho quan hệ song phương.

Hai nhà lãnh đạo khẳng định, với tư cách là hai cường quốc, Washington và Bắc Kinh cần xây dựng lộ trình phù hợp, tìm ra hướng đi đúng đắn cho mối quan hệ song phương và nâng tầm quan hệ.


Theo Báo Nhân Dân


Các tin khác


Nga mở rộng hợp tác năng lượng

Trong cuộc điện đàm mới nhất, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayip Erdogan đã thảo luận về kế hoạch xây dựng trung tâm khí đốt của khu vực tại Thổ Nhĩ Kỳ và nỗ lực tạo thuận lợi cho xuất khẩu ngũ cốc. Trong thông báo ngày 16/1, Ðiện Kremlin nhấn mạnh, Moskva và Ankara ưu tiên hợp tác năng lượng, gồm việc Nga cung cấp khí đốt tự nhiên và nỗ lực thiết lập một trung tâm khí đốt của khu vực ở Thổ Nhĩ Kỳ. Hai bên cũng bàn cách tháo gỡ rào cản đối với xuất khẩu lương thực và phân bón của Nga.

Tình trạng phân mảnh có thể khiến kinh tế toàn cầu thiệt hại 7% GDP

IMF cho biết ngay cả khi tình trạng phân mảnh diễn ra ở mức độ hạn chế cũng có thể làm giảm 0,2% GDP toàn cầu, và tình trạng phân mảnh hiện nay có thể làm gia tăng áp lực đối với các quốc gia.

Thủ tướng Ba Lan tiết lộ lý do kêu gọi phương Tây tăng trợ giúp, Đức gửi mọi loại vũ khí cho Ukraine

Thủ tướng Ba Lan hy vọng phương Tây phải làm nhiều hơn nữa cho Ukraine và Đức sẽ sớm chấp thuận việc chuyển giao xe tăng chiến đấu để củng cố khả năng phòng thủ của Ukraine.

Vụ rơi máy bay tại Nepal: Toàn bộ 72 người thiệt mạng

Toàn bộ 72 người trên chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines bị rơi ở vùng Pokhara, miền Trung Nepal ngày 15/1 đều đã thiệt mạng.

Hội nghị WEF: Hợp tác trong một thế giới phân mảnh

Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh", Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 hôm nay khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ). Ðây là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hội tụ giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp toàn cầu, diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt nhiều thách thức và hơn bao giờ hết, thế giới cần phối hợp hành động để cùng giải quyết các vấn đề chung.

Mỹ thúc đẩy kế hoạch tăng tốc chuyển đổi năng lượng

Đặc phái viên của Mỹ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry ngày 15/1 đã vạch ra các nguyên tắc cốt lõi cho kế hoạch bù đắp carbon "có tính toàn vẹn cao" nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục