Ngày 18/1, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm nay sẽ tăng thêm 1,9 triệu thùng/ngày lên mức cao kỷ lục 101,7 triệu thùng/ngày. Trong đó, gần 50% mức tăng là nhờ Trung Quốc dỡ các biện pháp hạn chế được áp đặt để phòng đại dịch COVID-19.


Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Cushing, Oklahoma, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong báo cáo hằng tháng về dầu mỏ, IEA cho biết nhu cầu sử dụng dầu mỏ năm 2023 dự kiến là 101,7 triệu thùng/ngày, cao hơn 80.000 thùng so với con số được đưa ra trong báo cáo tháng 12/2022 và là mức cao kỷ lục. Theo Cơ quan năng lượng có trụ sở tại Paris (Pháp), dự báo trên được đưa ra trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt, triển vọng kinh tế thế giới phần nào cải thiện và việc Trung Quốc mở lại nền kinh tế nhanh hơn dự kiến. IEA cũng cho rằng môi trường kinh tế toàn cầu nhìn chung vẫn có nhiều khó khăn, với đa số chuyên gia dự báo các nền kinh tế Mỹ và châu Âu suy thoái nhẹ trong năm nay.

IEA cho rằng Nga và Trung Quốc là 2 nước có tác động lớn đến triển vọng của thị trường dầu mỏ năm nay. Cụ thể, nguồn cung dầu mỏ của Nga chững lại do tác động mạnh của các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt đối với nước này trong khi việc Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy gần 50% mức tăng tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu.  

Khi nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc tăng trở lại, nước này khả năng sẽ vượt Ấn Độ trong năm nay và trở thành nước dẫn đầu thế giới về nhu cầu dầu mỏ. IEA vừa điều chỉnh nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc tăng thêm 40.000 thùng/ngày so với năm ngoái lên 850.000 thùng/ngày. 

Trong khi đó, Mỹ được dự báo sẽ là nước đóng góp chủ yếu cho nguồn cung dầu mỏ năm nay giữa lúc sản lượng dầu của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước đối tác (OPEC+) sẽ giảm 870.000 thùng/ngày, với Nga dẫn đầu.

Theo báo cáo của IEA, sản lượng dầu của Nga trong tháng 12/2022 giảm trung bình 200.000 thùng/ngày so với tháng trước đó, sau khi Liên minh châu Âu (EU) cấm nhập khẩu dầu thô của nước này qua đường biển và Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) áp giá trần đối với dầu thô của Nga. Xuất khẩu dầu của Nga năm ngoái tăng chỉ chưa đầy 5%, dù giá đã giảm nhiều.
   
           Theo Baotintuc

Các tin khác


Vụ rơi máy bay tại Nepal: Toàn bộ 72 người thiệt mạng

Toàn bộ 72 người trên chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines bị rơi ở vùng Pokhara, miền Trung Nepal ngày 15/1 đều đã thiệt mạng.

Hội nghị WEF: Hợp tác trong một thế giới phân mảnh

Với chủ đề "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh", Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) năm 2023 hôm nay khai mạc tại Davos (Thụy Sĩ). Ðây là sự kiện thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hội tụ giới tinh hoa chính trị và doanh nghiệp toàn cầu, diễn ra vào thời điểm thế giới đang đối mặt nhiều thách thức và hơn bao giờ hết, thế giới cần phối hợp hành động để cùng giải quyết các vấn đề chung.

Mỹ thúc đẩy kế hoạch tăng tốc chuyển đổi năng lượng

Đặc phái viên của Mỹ về biến đổi khí hậu, ông John Kerry ngày 15/1 đã vạch ra các nguyên tắc cốt lõi cho kế hoạch bù đắp carbon "có tính toàn vẹn cao" nhằm giúp các quốc gia đang phát triển đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng.

Nga cáo buộc Thụy Điển "che giấu"cuộc điều tra vụ nổ Nord Stream

Nga đã chỉ trích Thụy Điển có 'điều gì đó che giấu' trong cuộc điều tra về vụ nổ Nord Stream.

Thượng nghị sĩ Mỹ phản đối đề xuất huấn luyện binh sĩ Ukraine tại Oklahoma

Ông Nathan Dahm, Thượng nghị sĩ bang bảo thủ Oklahoma của Mỹ, đang tìm cách ngăn cản kế hoạch huấn luyện khoảng 100 binh sĩ Ukraine tại Fort Sill của Lầu Năm Góc.

Nga không có kế hoạch áp dụng hạn chế sau khi phát hiện ca nhiễm XBB.1.5

Cục bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga (Rospotrebnadzor) ngày 12/1 cho biết nước này không có kế hoạch áp đặt những hạn chế sau khi phát hiện ca đầu tiên nhiễm dòng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron, còn được gọi là Kraken, tại tỉnh Penza của Nga.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục