Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Hứa Lợi Bình cho rằng, ngoại giao chính đảng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Kể từ sau Đại hội XIII của Đảng, ngoại giao chính đảng phát huy vai trò ngày càng nổi bật, có ý nghĩa định hướng chiến lược thực hiện các mục tiêu đối ngoại của Việt Nam.

Ông Hứa Lợi Bình (trái) trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, tháng 10/2022.

Ông Hứa Lợi Bình (trái) trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Nhân Dân thường trú tại Trung Quốc, tháng 10/2022.

Chuyên gia Hứa Lợi Bình cho rằng, trên bình diện song phương, thông qua các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, gửi thư, điện giữa lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và chính đảng các nước trên thế giới, ngoại giao chính đảng đã góp phần tăng cường trao đổi và đối thoại, tăng thêm sự tin cậy chính trị giữa hai bên.

Đặc biệt, việc tổ chức các hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và các đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới, như Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, có ý nghĩa quan trọng để tổng kết và chia sẻ các thành tựu về lý luận và thực tiễn cũng như kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước.

Ngoài ra, đối với các chính đảng cầm quyền hoặc có vị thế quan trọng ở các quốc gia không cùng chế độ chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam duy trì và thúc đẩy mối quan hệ trao đổi, đối thoại thực chất và hiệu quả, thể hiện vai trò rất tích cực và năng động.

Về hợp tác đa phương chính đảng, những năm gần đây, Đảng Cộng sản Việt Nam tích cực tham gia nhiều cơ chế đối thoại đa phương chính đảng ở châu Á và trên thế giới. Các hoạt động này góp phần giới thiệu các kinh nghiệm quản trị đất nước, chuyển tải thông điệp của Đảng Cộng sản Việt Nam, tăng cường sự hiểu biết của các chính đảng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng, đất nước Việt Nam nói chung, từ đó nâng tầm ảnh hưởng của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới.

Đánh giá về quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc, chuyên gia Hứa Lợi Bình cho rằng, đây là điển hình thành công trong hợp tác chính đảng, bởi mối quan hệ giữa hai Đảng đã được cụ thể hóa thành các cơ chế hợp tác hiệu quả, như gặp gỡ cấp cao hai Đảng, hội thảo lý luận, giao lưu giữa tổ chức đảng các địa phương khu vực biên giới…

Từ năm 2020 đến nay, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu, lãnh đạo hai Đảng vẫn duy trì trao đổi và tiếp xúc thường xuyên thông qua các cuộc điện đàm, hội đàm trực tuyến, gửi thư, điện chúc mừng, phát huy rõ nét vai trò định hướng, dẫn dắt chiến lược thúc đẩy quan hệ song phương.

Việc tăng cường trao đổi kênh Đảng với nhiều nội hàm phong phú, góp phần tăng thêm sự hiểu biết và chia sẻ giữa hai bên, từ đó đưa quan hệ hai nước tiếp tục phát triển đi lên, theo định hướng lớn là hợp tác, hữu nghị.

Theo ông Hứa Lợi Bình, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận hai nước và cộng đồng quốc tế. Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam sau Đại hội XIII; cũng là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài đến Trung Quốc sau Đại hội XX Đảng Cộng sản Trung Quốc, thể hiện rõ sự đặc biệt và tầm quan trọng của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Với những kết quả thiết thực, phong phú trên tất cả các lĩnh vực, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không chỉ làm sâu sắc thêm sự tin cậy chiến lược giữa hai Đảng, hai nước, làm phong phú thêm nội hàm của quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, mà còn có lợi cho việc tăng cường sự tin cậy chính trị giữa Trung Quốc với ASEAN, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển, thịnh vượng của khu vực và trên thế giới.

Theo báo Nhân Dân


Các tin khác


Trung Quốc khẳng định thúc đẩy giải pháp chính trị cho vấn đề Ukraine

Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, về vấn đề Ukraine, đa phần các quốc gia ủng hộ việc giảm bớt căng thẳng, ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình và phản đối các hành động khiến tình hình leo thang.

Cơ hội gia nhập NATO châm ngòi rạn nứt giữa Thụy Điển và Phần Lan

Cùng nhau nộp đơn gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 5/2022 song dường như cơ hội được kết nạp vào liên minh quân sự này lại đang rộng mở với Phần Lan trong khi cánh cửa vẫn khép chặt với Thụy Điển.

Cựu CEO Goldman Sachs: Khủng hoảng ngân hàng sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế Mỹ

Cựu Giám đốc điều hành (CEO) của ngân hàng Goldman Sachs Lloyd Blankfein ngày 19/3 nhận định cuộc khủng hoảng ngân hàng tại Mỹ sẽ thúc đẩy quá trình thắt chặt tín dụng nói chung và làm chậm nền kinh tế lớn nhất thế giới này.

Chủ tịch Trung Quốc thăm Nga và nỗ lực trở thành trung gian hòa giải của Bắc Kinh

Ngày 20/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ bắt đầu chuyến công du kéo dài 3 ngày tại Nga với hy vọng mang lại một bước đột phá về xung đột Ukraine trong bối cảnh quốc gia châu Á tìm cách khẳng định mình là một nhà kiến tạo hòa bình trên trường quốc tế.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác với các chính đảng trên thế giới

Đảng Cộng sản Trung Quốc cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác với các đảng phái và các tổ chức chính trị ở các quốc gia khác. Đây là tuyên bố của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi phát biểu tại Đối thoại cấp cao giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với các chính đảng trên thế giới diễn ra ngày 15/3 tại thủ đô Bắc Kinh.

Xu hướng của năng lượng hạt nhân tại EU

Trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) đối mặt thách thức lớn về bảo đảm nguồn cung năng lượng, nhiều nước đang chuyển hướng sang phục hồi điện hạt nhân. Mặc dù vẫn là vấn đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên EU, song giải pháp này được cho là sẽ góp phần hạ nhiệt cuộc khủng hoảng năng lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục