Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 25/5, Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 28 đã khai mạc tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản với chủ đề "Nâng tầm sức mạnh của châu Á trong giải quyết các thách thức toàn cầu"
Các đại biểu tham dự Hội nghị.
Diễn ra trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế, an ninh thế giới, các thách thức an ninh phi truyền thống như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, khó lường, tác động sâu rộng đến môi trường an ninh và phát triển của các nước, Hội nghị lần thứ 28 tập trung thảo luận về tầm nhìn, vai trò và định hướng hợp tác của châu Á trong xử lý các vấn đề toàn cầu trong thế giới đa cực, đa trung tâm hiện nay.
Theo kế hoạch, hội nghị diễn ra trong hai ngày 25 - 26/5, với các phiên họp xem xét cách thức giải quyết các vấn đề cấp bách như cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc, tình hình an ninh thế giới, biến đổi khí hậu và lạm phát.
Tham dự và phát biểu tại hội nghị năm nay về lãnh đạo cấp cao có Chủ tịch nước CHDCND Lào Thongloun Sisoulith, Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Phó Thủ tướng Việt Nam Trần Lưu Quang, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong và Phó Thủ tướng Thái Lan Don Pramudwinai.
Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong phát biểu tại Hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Singapore Lawrence Wong nhấn mạnh đến vai trò của ASEAN trong việc giải quyết thách thức cạnh tranh Mỹ-Trung. Theo Phó Thủ tướng Wong, cuộc cạnh tranh ngày càng tăng giữa Mỹ với Trung Quốc đang có những tác động sâu sắc ở châu Á, bao gồm cả ASEAN. Ông lưu ý rằng, hầu hết các quốc gia thành viên ASEAN có "mối liên hệ lịch sử và thực chất sâu sắc" với hai nền kinh tế, trong khi nhiều cường quốc khác, như Nhật Bản, cũng có lợi ích. Vì vậy, ông khẳng định điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với ASEAN là duy trì vai trò trung tâm của mình trong cấu trúc khu vực đang phát triển này.
Ông Wong cũng lưu ý, các quốc gia ASEAN đã xây dựng một "mạng lưới hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau dày đặc" với các đối tác bên ngoài. Phó Thủ tướng Singapore đã nêu thỏa thuận Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, một tuyên bố về tầm nhìn về các nguyên tắc cơ bản cho sự hợp tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, là những ví dụ về các khuôn khổ đa phương của ASEAN.
Ông đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực mà ASEAN đang thực hiện nhằm tăng cường hợp tác giữa các tổ chức quốc phòng và an ninh, cả trong khu vực và cả với các đối tác bên ngoài. Ông Wong khẳng định cách tiếp cận của ASEAN ngày nay không còn là sự không liên kết thụ động, mà thiên về sự tham gia tích cực của nhiều bên.
Hội nghị Tương lai châu Á là hội nghị quốc tế thường niên do Nikkei tổ chức từ năm 1995, được coi là một trong những hội nghị toàn cầu quan trọng nhất ở châu Á. Chương trình nghị sự Hội nghị Tương lai châu Á luôn thu hút sự quan tâm và tham dự của lãnh đạo cấp cao, chính khách, học giả, doanh nghiệp các nước châu Á cũng như đại diện các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới. Đây là diễn đàn để các đại biểu thảo luận cởi mở về các vấn đề khu vực; vai trò và tiềm năng của châu Á trong bức tranh toàn cảnh thế giới và các giải pháp nâng cao vị thế của khu vực.
Theo Baotintuc.vn
Ngày 3/12, tại hội trường Nhà Văn hóa Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở thủ đô Berlin, Đại hội thành lập Liên hiệp hội người Việt tại CHLB Đức đã diễn ra với sự tham gia của nhiều khách mời và trên 300 đại biểu, đại diện cho hơn 80 tổ chức, hội đoàn người Việt, nhân sĩ, trí thức đang sinh sống và làm việc tại 16 bang trong cả nước Đức. Đây là dấu mốc mới mang ý nghĩa quan trọng khẳng định tình đoàn kết và sự phát triển của cộng đồng người Việt tại Đức.
Cách tiếp cận của EU đối với Ukraine cho thấy vai trò địa chính trị của châu Âu. Nhưng cuộc xung đột ở Gaza đang bộc lộ sự sụp đổ vị thế trên của EU.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, hãng Ukrinform ngày 2/12 đưa tin, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết tình trạng phong tỏa ở khu vực biên giới với Ba Lan vẫn đang xảy ra.
Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu.
Quan hệ xấu đi giữa Nga và Israel có thể ảnh hưởng đến mục tiêu lâu dài của Nga là một cường quốc đóng vai trò trung gian hòa giải ở Trung Đông.
Ngày 30/11, Armenia và Azerbaijan đã nối lại các cuộc đàm phán về biên giới chung, sau một thời gian đình trệ kể từ khi Baku giành lại khu vực Nagorny-Karabakh.