Khoảng một triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào cuối năm nay nếu không nhận được viện trợ kịp thời.


Bác sĩ thăm khám cho một em nhỏ bị suy dinh dưỡng tại Timbuktu, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời người phát ngôn của Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ), ông Stephane Dujarric, ngày 1/9 cho biết sự kết hợp giữa xung đột vũ trang kéo dài, tình trạng di tản trong nước và khả năng tiếp cận nhân đạo bị hạn chế sẽ dẫn đến việc có khoảng một triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Mali phải đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡng cấp tính vào cuối năm nay nếu không nhận được viện trợ kịp thời. Ngoài ra, ít nhất 200.000 người có nguy cơ chết đói.

Cũng theo ông Dujarric, gần 1/4 dân số Mali đang đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực từ mức vừa đến nghiêm trọng.

Khi đến thăm Mali trong thời gian qua, các quan chức cấp cao của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cũng của LHQ đã cam kết tiếp tục hợp tác với chính quyền địa phương và các đối tác nhân đạo để hỗ trợ người dân Mali.

Theo số liệu thống kê của UNICEF, khoảng 5 triệu trẻ em Mali đang cần được hỗ trợ nhân đạo khẩn cấp về y tế, dinh dưỡng, giáo dục, an ninh và nước sạch. Con số này đã tăng thêm hơn 1,5 triệu trẻ em so với thống kê năm 2020. Ted Chaiban, Phó Giám đốc điều hành hoạt động cung ứng và nhân đạo của UNICEF, cho biết: "Mali đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo phức tạp và cần sự hỗ trợ khẩn cấp để ngăn chặn thảm họa cho trẻ em, những đối tượng đang phải trả giá cao nhất cho cuộc khủng hoảng không phải do chính các em gây ra”.

Hiện UNICEF và WFP đang gấp rút huy động 184,4 triệu USD để giúp đỡ 8,8 triệu người ở Mali trong năm nay, trong đó có 4,7 triệu trẻ em, thông qua việc cung cấp lương thực khẩn cấp và hỗ trợ các dịch vụ y tế. Theo kế hoạch, Phái bộ gìn giữ hòa bình của LHQ tại Mali (MINUSMA) sẽ rời khỏi nước này vào cuối năm nay nhưng các cơ quan khác của LHQ vẫn tiếp tục ở lại để cung cấp hàng cứu trợ.


Theo TTXVN

Các tin khác


Liên minh châu Âu quyết định trừng phạt Niger sau vụ đảo chính

EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu họ có ủng hộ hành động quân sự bởi một lực lượng của khu vực nhằm khôi phục lại chính phủ bị lật đổ tại Niger hay không.

Thái Lan không hạn chế xuất khẩu gạo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đang tích cực củng cố uy tín là nước xuất khẩu gạo đáng tin cậy của các đối tác nhập khẩu trên toàn cầu, với khối lượng xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt 8 triệu tấn trong năm nay như mục tiêu đề ra.

Tham vọng về mục tiêu khí hậu của EU

Châu Âu đang phải chứng kiến vụ cháy rừng nghiêm trọng nhất mùa hè năm nay ở vùng Evros, gần thành phố cảng Alexandroupoli của Hy Lạp.

Trung Quốc sẽ tuyển dụng lại giáo viên nghỉ hưu

Bộ Giáo dục Trung Quốc và 9 cơ quan chính phủ khác đã cùng công bố kế hoạch hành động nhằm khuyến khích tuyển dụng lại những giáo viên đã nghỉ hưu.

Sản lượng ngũ cốc tại châu Á giảm mạnh

Theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện tượng El Nino tăng cường, thời tiết khô nóng và hạn hán bất thường trong tháng 8 này khiến sản lượng ngũ cốc và hạt có dầu tại châu Á giảm mạnh.

Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 sẽ tập trung vào 4 trọng tâm chính

Ngoại trưởng Indonesia Retno cho hay, tất cả các nước đều nhận thấy rằng, ASEAN cần đẩy nhanh quá trình ra quyết định, nhất là vào những lúc tổ chức này rơi vào khủng hoảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục