Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đang tích cực củng cố uy tín là nước xuất khẩu gạo đáng tin cậy của các đối tác nhập khẩu trên toàn cầu, với khối lượng xuất khẩu gạo dự kiến sẽ đạt 8 triệu tấn trong năm nay như mục tiêu đề ra.


Một cửa hàng bán gạo tại Pekan Mundok, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo ông Ronnarong Phoolpipat, Cục trưởng Cục Ngoại thương thuộc Bộ Thương mại Thái Lan, xuất khẩu gạo gia tăng bắt nguồn từ một số nguyên nhân, bao gồm sự lo ngại về hạn hán do hiện tượng El Niño gây ra, lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường (non-basmati white rice) của Ấn Độ, sản lượng gạo của Trung Quốc sụt giảm, cùng tâm lý tích trữ lương thực của một số quốc gia.

Theo ông Ronnarong, trong các chuyến công tác gần đây nhằm tăng cường quan hệ thương mại với Philippines, Malaysia, Indonesia và Nhật Bản, Thái Lan đã củng cố uy tín là nước xuất khẩu gạo đáng tin cậy, có đủ nguồn cung cấp ngũ cốc và có khả năng duy trì hoạt động xuất khẩu. Hiện cả 4 quốc gia nói trên đều bày tỏ sự quan tâm đến việc mua gạo Thái Lan, trong đó thỏa thuận với Philippines có thể hoàn tất trong tháng 9.

Ông Ronnarong cũng khẳng định lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường của Ấn Độ sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Thái Lan và các nước vẫn có thể mua gạo từ Thái Lan như bình thường. 

Lệnh cấm của Ấn Độ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/7 đã ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu, khiến giá gạo tăng đột biến. Tuy nhiên, giới chức Thái Lan nhận định ít có nguy cơ thiếu gạo vì Ấn Độ vẫn cho phép xuất khẩu sang các nước mua gạo Ấn Độ để đảm bảo an ninh lương thực. Cụ thể, Singapore gần đây đã liên hệ với Ấn Độ để mua 110.000 tấn gạo trắng và Chính phủ Ấn Độ đã chấp thuận thương vụ này vào ngày 29/8. Ấn Độ cũng đã bán 79.000 tấn gạo cho Bhutan và 14.000 tấn cho Mauritius.

Giá gạo trắng 5% tấm của Thái Lan tính đến ngày 29/8 được báo ở mức 620 USD/tấn, tăng từ mức 574 USD/tấn của cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng đáng kể so với mức trung bình 437 USD/tấn trong cả năm 2022. Tính đến ngày 29/8, xuất khẩu gạo của Thái Lan đã đạt 5,29 triệu tấn, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo TTXVN


Các tin khác


Chuyên gia Nga nêu lý do Ukraine khó thể gia nhập EU vào năm 2030

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu tại Diễn đàn chiến lược Bled ở Slovenia rằng Liên minh châu Âu (EU) nên sẵn sàng tiếp nhận các thành viên mới vào năm 2030.

Cảnh báo kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19

Nợ công tăng cao kỷ lục, căng thẳng địa chính trị đe dọa chia cắt hệ thống thương mại toàn cầu và tình trạng năng suất tăng chậm kéo dài có nguy cơ kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế thế giới.

Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Ngày 28/8, người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik cho biết Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Nga để thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Chuyên gia đánh giá và dự báo về mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, các chuyên gia cho rằng Washington đang tìm cách cân bằng quan hệ với Bắc Kinh trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa hai nước ngày càng leo thang.

Giới hoạch định chính sách toàn cầu lo ngại lạm phát khó thể giải quyết trong những năm tới

Rào cản thương mại gia tăng, dân số già đi và sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo có thể làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu trong những năm tới, khiến các ngân hàng trung ương của các nước gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu lạm phát.

Hy Lạp huy động hơn 600 lính cứu hỏa tham gia chữa cháy rừng

Hơn 600 lính cứu hỏa, gồm lực lượng tiếp viện từ một số nước châu Âu với sự hỗ trợ của máy bay chữa cháy, trực thăng thả nước đang chiến đấu với 3 đám cháy lớn ở Hy Lạp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục