EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu họ có ủng hộ hành động quân sự bởi một lực lượng của khu vực nhằm khôi phục lại chính phủ bị lật đổ tại Niger hay không.


Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngoại trưởng các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) ngày 31/8 đã nhất trí đưa ra cơ chế pháp lý cho việc thực hiện trừng phạt nhằm vào những quan chức thực hiện vụ đảo chính ở Niger.

Tuy nhiên, EU vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc liệu họ có ủng hộ hành động quân sự bởi một lực lượng của khu vực nhằm khôi phục lại chính phủ bị lật đổ tại Niger hay không.

Chia sẻ với báo chí quốc tế sau cuộc họp ở thành phố Toledo của Tây Ban Nha, Đại diện cấp cao của EU - ông Josep Borrell cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ tiếp nối những biện pháp được áp dụng bởi Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) và sẽ bao gồm các miễn trừ với hoạt động nhân đạo.

Ông khẳng định: "Chúng tôi không muốn các lệnh trừng phạt trở thành một hình phạt bổ sung đối với quốc gia nghèo thứ hai thế giới”.

Cũng theo ông Borrell, EU sẽ nghiên cứu kỹ bất cứ đề xuất nào của ECOWAS, dù trước đó có thông tin cho rằng khối này đã liên hệ với Brussels về khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính cho một lực lượng duy trì ổn định tại Niger.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Italy Antonio Tajani cảnh báo bất cứ giải pháp quân sự nào nhằm vào nhóm thực hiện đảo chính ở Niger cũng sẽ thành "thảm họa,” dẫn tới khả năng xảy ra một cuộc khủng hoảng người di cư.

Ông nói: "Chúng tôi cần thảo luận liên tục cho giải pháp ngoại giao”.

Cuối tháng 7 vừa qua, một nhóm sĩ quan thuộc Lực lượng cận vệ của Tổng thống Niger đã tiến hành đảo chính lật đổ ông Mohamed Bazoum.

Lực lượng đảo chính đã thành lập Hội đồng Quốc gia Bảo vệ Tổ quốc, đứng đầu là Tướng Abdurahmane Tchiani, để điều hành đất nước.

Sau cuộc đảo chính, ECOWAS đã áp đặt trừng phạt Niger và đang xem xét các phương án nhằm "khôi phục trật tự hiến pháp" ở nước này, bao gồm cả khả năng can thiệp quân sự, song vẫn cam kết tìm giải pháp ngoại giao.

Theo TTXVN

Các tin khác


Hội nghị Cấp cao ASEAN 43 sẽ tập trung vào 4 trọng tâm chính

Ngoại trưởng Indonesia Retno cho hay, tất cả các nước đều nhận thấy rằng, ASEAN cần đẩy nhanh quá trình ra quyết định, nhất là vào những lúc tổ chức này rơi vào khủng hoảng.

Chuyên gia Nga nêu lý do Ukraine khó thể gia nhập EU vào năm 2030

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel phát biểu tại Diễn đàn chiến lược Bled ở Slovenia rằng Liên minh châu Âu (EU) nên sẵn sàng tiếp nhận các thành viên mới vào năm 2030.

Cảnh báo kinh tế thế giới đối mặt với nhiều khó khăn sau đại dịch COVID-19

Nợ công tăng cao kỷ lục, căng thẳng địa chính trị đe dọa chia cắt hệ thống thương mại toàn cầu và tình trạng năng suất tăng chậm kéo dài có nguy cơ kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế thế giới.

Tổng thống Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Ngày 28/8, người phát ngôn đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ Omer Celik cho biết Tổng thống nước này, ông Recep Tayyip Erdogan sẽ sớm thăm Nga để thảo luận về việc khôi phục thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua Biển Đen.

Chuyên gia đánh giá và dự báo về mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc

Nhân chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ, các chuyên gia cho rằng Washington đang tìm cách cân bằng quan hệ với Bắc Kinh trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị giữa hai nước ngày càng leo thang.

Giới hoạch định chính sách toàn cầu lo ngại lạm phát khó thể giải quyết trong những năm tới

Rào cản thương mại gia tăng, dân số già đi và sự chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo có thể làm tăng áp lực lạm phát toàn cầu trong những năm tới, khiến các ngân hàng trung ương của các nước gặp khó khăn hơn trong việc đáp ứng các mục tiêu lạm phát.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục