NATO từng lo ngại về điểm yếu lớn nhất của mình với Nga về cái gọi là "Khoảng trống Suwalki". Nhưng nguy cơ này bây giờ giảm đi đáng kể do cuộc xung đột Nga - Ukraine.



Máy bay chiến đấu Romania và Bồ Đào Nha tham gia sứ mệnh kiểm soát không phận Baltic của NATO trên Biển Baltic, không phận Litva, ngày 22/5/2023.

Theo bình luận của trang tin Euronews.com ngày 28/9, "Khoảng trống Suwalki", hay Hành lang Suwalki, là một trong những điểm yếu lớn nhất của NATO trước Nga. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã làm giảm đáng kể nguy cơ đó.

Sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm 2014, các thành viên NATO, đặc biệt là các nước ở sườn phía Đông, đã gấp rút xem xét lại an ninh của chính mình. Vào năm 2016, một cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn cho thấy quân đội Nga có khả năng tiến vào thủ đô Tallinn của Estonia và thủ đô Riga của Latvia trong vòng 36 đến 60 giờ, một tốc độ đáng kinh ngạc có thể hạn chế khả năng phản ứng hiệu quả của các đồng minh phương Tây.

Tuy nhiên, có một nơi khiến các nhà hoạch định chính sách và chiến lược quân sự của NATO lo lắng hơn hết - "Khoảng trống Suwalki". Đó là một dải đất hẹp, dài 60 km ở biên giới Ba Lan - Litva, một bên giáp với Belarus và một bên là vùng đất Kaliningrad của Nga.

Điều gì đã khiến "khoảng trống Suwalki" trở nên nguy hiểm đến vậy?

"Khoảng trống Suwalki" là hành lang đất liền duy nhất kết nối các nước vùng Baltic với các thành viên NATO khác. Đó là một dải đất hẹp mà trong trường hợp xảy ra xung đột tiềm tàng với Nga, có thể bị pháo binh từ cả hai phía tấn công.

Nói tóm lại, đối với phương Tây, đó là một "nút thắt" nguy hiểm. Nếu các lực lượng của Nga hoặc Belarus có thể phong tỏa hành lang này, NATO sẽ không thể gửi quân tiếp viện bằng đường bộ mà buộc phải chuyển sang hoạt động trên không và trên biển. Điều nguy hiểm là NATO sẽ không thể gửi quân tiếp viện tới các nước thành viên Baltic đủ nhanh thông qua đường biển và đường hàng không với số lượng đủ để đẩy lùi lực lượng Nga.

Tuy nhiên, sự kết hợp giữa các hành động của NATO và sự chi phối do cuộc xung đột với Ukraine của Nga đã làm giảm đáng kể nguy cơ này.

Cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022 đã đã gây ra làn sóng chấn động khắp các nước láng giềng. Cuộc giao tranh lớn nhất trên lục địa châu Âu kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ hai đã dẫn đến sự đánh giá lại hoàn toàn các kịch bản và chiến lược trước đó.

Sau nhiều thập kỷ thực hiện chính sách trung lập quân sự, Phần Lan và Thụy Điển đều nộp đơn xin gia nhập NATO. Trong khi tư cách thành viên của Thụy Điển vẫn đang chờ xử lý do sự phản đối của Thổ Nhĩ Kỳ, Phần Lan hiện là một phần của liên minh, làm suy yếu đáng kể rủi ro do "Khoảng trống Suwalki" gây ra.

Guillaume Lasconjarias, Giáo sư tại Đại học Paris-Sorbonne và từng là nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc phòng NATO ở Rome, đánh giá: "Việc gia nhập của Thụy Điển và Phần Lan tạo ra một "NATO Mare Nostrum” (tạm dịch: Biển NATO của chúng ta) trên thực tế, trong đó Nga có thể không thể thực hiện một chiến lược chống tiếp cận/ xâm nhập khu vực thực sự”.

Hay nói một cách đơn giản, với việc các thành viên NATO giáp với phần lớn Biển Baltic, Nga sẽ không thể ngăn chặn quân tiếp viện của phương Tây đến bằng đường biển.

Việc Phần Lan gia nhập NATO cũng tăng gấp đôi chiều dài biên giới của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu với Nga. Theo tuyên bố của Điện Kremlin, điều này đã buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đáp trả để đảm bảo an ninh của chính mình, cả về mặt chiến thuật và chiến lược. Việc mở rộng biên giới với một thành viên NATO làm giảm nguy cơ xảy ra bất kỳ cuộc tấn công nào của Nga vào các thành viên NATO khác giáp với "Khoảng trống Suwalki".

Trong khi đó, cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy NATO tiến hành một cuộc "đại tu chiến lược" khổng lồ. Liên minh này từng dựa vào các lực lượng nhỏ của NATO để ngăn chặn một cuộc tấn công tiềm tàng, nhưng hiện nay họ đã thành lập bốn nhóm tác chiến mới ở 4 quốc gia (Bulgaria, Hungary, Romania và Slovakia), tăng gấp đôi số lượng quân lên thành 8 tám nhóm chiến đấu, đồng thời gửi thêm hàng chục tàu và hàng trăm máy bay chiến đấu đến sườn phía Đông của liên minh.

Ngoài ra, Giáo sư Lasconjarias nhấn mạnh rằng các quốc gia vùng Baltic cũng đã có "những nỗ lực lớn hơn trong việc huy động lực lượng và tăng cường phòng thủ toàn diện ở trong nước (như Liên đoàn Phòng thủ Estonia)”. Cùng với đó, các sáng kiến ​​mới của EU, Baltic và NATO nhằm tăng cường khả năng cơ động, luân chuyển quân, chẳng hạn như xây dựng tuyến đường sắt xuyên Baltic mới, cũng sẽ cho phép NATO tái triển khai lực lượng của mình nhanh hơn. Kết quả là, "khoảng trống Suwałki" đã bị "thu hẹp đáng kể giữa NATO và các thành viên ở Baltic.


Theo Baotintuc

Các tin khác


Ông Mark Milley từ chức sẽ tác động gì tới xung đột Ukraine?

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley sẽ bàn giao quyền điều hành cho người kế nhiệm là Tham mưu trưởng Không quân C.Q. Brown vào ngày 29/9 tới. Đây là một thời điểm không thể bấp bênh hơn khi phương Tây có dấu hiệu cạn kiệt vũ khí và hết kiên nhẫn với Ukraine.

Những chủ đề "nóng" tại Hội nghị thượng đỉnh EU - Mỹ

Ngày 27/9, một quan chức cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp đón các lãnh đạo EU Charles Michel và Ursula von der Leyen tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào ngày 20/10.

ĐHĐ LHQ khóa 78: Thúc đẩy tăng cường sự hiện diện của nữ giới

Tổng cộng 130 nhà lãnh đạo thế giới và hơn 50 quan chức có bài phát biểu tại Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 78 diễn ra ở thành phố New York (Mỹ) trong tuần qua, song tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm chưa đầy 12%.

Bạo lực lại bùng lên ở Kosovo

Theo tờ Deutsche Welle của Đức ngày 26/9, sau cuộc đụng độ giữa các tay súng người Serbia và cảnh sát Kosovo tại làng Banjska ở phía bắc Kosovo gần biên giới Serbia khiến 5 người thiệt mạng, khu vực này đang được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ.

Hàn - Trung - Nhật nhất trí sớm nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên

Theo hãng tin Yonhap, ngày 26/9, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này, Trung Quốc và Nhật Bản đã nhất trí nối lại hội nghị thượng đỉnh ba bên vào thời gian sớm nhất sau thời gian dài đình trệ.

Hàng triệu người lao động Mỹ bị ảnh hưởng trước nguy cơ chính phủ đóng cửa

Hàng triệu người Mỹ có khả năng bị chậm lương và các khoản trợ cấp xã hội trong bối cảnh chính phủ nước này đang đối mặt với nguy cơ đóng cửa khi phe cánh hữu của đảng Cộng hòa tìm cách ngăn chặn việc thông qua một biện pháp ngân sách tạm thời tại Quốc hội.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục