Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 16/11 đưa tin các quan chức nước này và Nga đã có cuộc gặp tại Bình Nhưỡng để thảo luận về việc mở rộng hợp tác về kinh tế, khoa học và công nghệ nhằm thực hiện các thỏa thuận mà lãnh đạo hai nước đã đạt được hồi tháng 9.
Cuộc họp lần thứ 10 của Ủy ban Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Khoa học và Công nghệ giữa Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Chính phủ Nga, tại Bình Nhưỡng. Ảnh: news.yahoo.com
KCNA cho hay cuộc gặp diễn ra hôm 15/11 tại Bình Nhưỡng, do Bộ trưởng Quan hệ kinh tế đối ngoại Triều Tiên Yun Jong Ho và Bộ trưởng Tài nguyên thiên nhiên Nga Alexander Kozlov chủ trì.
KCNA nêu rõ: "Cuộc họp đã thảo luận và xác nhận chi tiết các biện pháp nhằm khôi phục, mở rộng trao đổi và hợp tác song phương nhiều mặt trong các lĩnh vực khác nhau, bao gồm thương mại, kinh tế, khoa học và công nghệ”. KCNA cho biết hai nước đã ký biên bản cuộc họp song không công bố thông tin chi tiết.
Ngoài ra, Bộ trưởng Thể thao hai nước cũng đã hội đàm tại Bình Nhưỡng để mở rộng hợp tác và thống nhất kế hoạch trao đổi trong giai đoạn năm 2024-2026.
Phái đoàn Nga do ông Kozlov dẫn đầu đã đến Triều Tiên hôm 14/11 trong bối cảnh Moskva và Bình Nhưỡng tăng cường hợp tác sau hội nghị thượng đỉnh vào tháng 9 vừa qua.
Theo TTXVN
Sự quan tâm, chú ý đang hướng về thành phố San Francisco của Hoa Kỳ, nơi diễn ra Tuần lễ cấp cao của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) năm 2023. Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, APEC tiếp tục khẳng định vai trò đi đầu thúc đẩy xu thế tự do hóa kinh tế, thương mại và đầu tư trong khu vực và trên thế giới, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế và duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
EU trước đây từng tuyên bố, khối này đã vượt qua sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng từ Nga, quốc gia đang hứng chịu các lệnh trừng phạt.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Kenya đang phải vật lộn với hậu quả của lũ lụt, khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và khoảng 30.000 người phải di dời trên toàn quốc trong 2 tuần qua.
Các quốc gia hứng chịu làn sóng di cư ở tuyến đầu của châu Âu đang rơi vào tình trạng quá tải khi lượng người di cư tăng vọt những tháng gần đây. Đối mặt cuộc khủng hoảng di cư đang nóng dần lên, những nước này một mặt vừa tăng cường biện pháp siết chặt quản lý dòng người nhập cư, mặt khác tìm cách phối hợp các nước trong khu vực để ngăn chặn làn sóng di cư đang "đổ bộ” châu Âu.
Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine, nhưng động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Euro-Med, Israel đã thả hơn 25.000 tấn chất nổ xuống Dải Gaza từ ngày 7/10, gần bằng sức hủy diệt của hai quả bom hạt nhân.