Sau 18 năm nghiên cứu và thử nghiệm, Ấn Độ đã sản xuất thành công vaccine ngừa virus HPV với giá cả phải chăng để giải quyết nguyên nhân gây tử vong do ung thư cổ tử cung ở nước này.
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân khiến 70.000 phụ nữ Ấn Độ tử vong mỗi năm.
Ảnh: Carnegie Endowment
Sneha Neurgaonkar, một cô bé 14 tuổi, đang ngồi tại một bệnh viện ở Pune, Ấn Độ, để chờ đến lượt tiêm vaccine ngừa virus HPV được cho là tác nhân chính gây bệnh ung thư cổ tử cung ở Ấn Độ.
Sneha biết về căn bệnh này qua việc tìm hiểu trên Google và cô hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ phụ nữ khỏi bệnh này.
Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân gây tử vong hàng năm cho khoảng 70.000 phụ nữ ở Ấn Độ.
Vaccine ngừa virus HPV đã được chứng minh là làm giảm đáng kể số ca mắc bệnh, nhưng khả năng tiếp cận vaccine ở Ấn Độ cực kỳ hạn chế vì những liều vaccine hiện có do các công ty dược phẩm nước ngoài Merck và GSK bán rất đắt tiền.
Được phát triển theo sáng kiến chung giữa chính phủ Ấn Độ và Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) – nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới tính theo liều lượng.
Cervavac là loại vaccine ngừa virus HPV đầu tiên được sản xuất tại Ấn Độ và điều này mở ra cơ hội tiếp cận vaccine cho nhiều người phụ nữ ở đất nước này.
Tháng 2 vừa qua, chính phủ Ấn Độ tuyên bố sẽ đưa vaccine này vào chương trình tiêm chủng quốc gia, đồng nghĩa với việc loại vaccine sẽ được tiêm miễn phí cho các bé gái từ 9 đến 14 tuổi.
Cho đến tháng này, vaccine ngừa virus HPV chỉ được cung cấp ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe tư nhân với giá 2.000 rupee (600.000 VND) cho ba liều.
Từ ngày 8/3, Cervavac được cung cấp tại các bệnh viện với mức giá 1.500 rupee (500.000 VND) cho những người đã đăng ký trước.
Adar Poonawalla, Giám đốc điều hành Viện Huyết thanh Ấn Độ, cho biết loại vaccine này sẽ được cung cấp cho chính phủ vào tháng 12 với chi phí 300-400 rupee một liều (90.000 - 100.000 VND).
Viện Huyết thanh Ấn Độ hiện có khả năng sản xuất 70 triệu liều vaccine HPV mỗi năm nhưng đặt mục tiêu tăng sản lượng ít nhất gấp đôi vào năm 2026.
Sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, Poonawalla muốn xuất khẩu vaccine. Ông nói rằng họ sẽ bắt đầu với các quốc gia ở châu Phi và khu vực Nam Mỹ.
Tuy nhiên, ông nói rằng châu Âu và Mỹ có thể không quan tâm đến loại vaccine này vì đã sử dụng các loại vaccine khác. Ông tiết lộ rằng trong tương lai, họ có thể phát triển một loại vaccine mới phù hợp với nhu cầu của những quốc gia này.
Theo Báo Tin tức
Giá dầu thế giới chốt phiên 12/3 giảm nhẹ, khi Mỹ nâng dự báo sản lượng dầu thô và các số liệu kinh tế thiếu lạc quan, dù các thẳng địa chính trị đã hạn chế đà giảm.
Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin đang công du châu Âu, với một trong những mục tiêu trọng tâm là thúc đẩy ký kết Hiệp định thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu (EU). Bangkok đang nỗ lực mở thêm nhiều cánh cửa hợp tác kinh tế thông qua các FTA, nhằm thúc đẩy xuất khẩu, thu hút đầu tư và củng cố nền kinh tế.
Làn sóng khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm nóng cuộc chiến giành nhân tài ở lĩnh vực kỹ thuật tại châu Âu, khiến các công ty như Google DeepMind đau đầu lựa chọn giữa việc trả nhiều tiền hơn hoặc đánh mất những "bộ não" giỏi nhất của mình.
Kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng dương trở lại, chỉ số GDP được điều chỉnh tăng sau khi thống kê về đầu tư doanh nghiệp tăng mạnh.
Ngày 10/3, mưa xối xả trong nhiều ngày đã gây ra lũ lụt và lở đất ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia, số người thiệt mạng đã tăng từ 19 lên 21 người.
Tại phiên điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện cuối tuần qua, Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED Jerome Powell cho biết, cơ quan này có thể bắt đầu cắt giảm lãi suất cho vay chủ chốt trong năm nay. Tuy nhiên, FED chưa "chốt” thời điểm giảm lãi suất, trong khi giới phân tích khuyến cáo cần cắt giảm lãi suất sớm trước khi rơi vào tình thế khó xử.