Khi châu Á trỗi dậy thì cũng là lúc các nước trong và ngoài khu vực bắt đầu thực hiện những toan tính mới của riêng mình.

Khi châu Á trỗi dậy thì cũng là lúc các nước trong và ngoài khu vực bắt đầu thực hiện những toan tính mới của riêng mình.

Vào thời điểm châu Á đang chuyển mình, với nỗi lo về sự mất cân bằng quyền lực đang trở nên rõ ràng hơn, thì việc "đầu tư" vào các dạng hợp tác mang tính thể chế hóa càng trở nên cấp thiết để đảm bảo ổn định chiến lược của khu vực.

Châu Á không chỉ đang trở thành "đầu tàu" trong cuộc thay đổi địa chính trị toàn cầu, mà những thách thức châu Á gặp phải thực tế cũng chính là thách thức chiến lược của thế giới.

Sự thay đổi quyền lực của châu Á được phản ánh trong chính sách đối ngoại ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc, trong đòi hỏi có được mối quan hệ bình đẳng hơn với Mỹ của chính phủ Nhật, và trong sự đối đầu ngày càng sâu sắc Trung - Ấn, và dẫn tới căng thẳng mới tại biên giới Himalaya.

Tất cả những điều này đang làm lộ rõ những thách thức của chính nước Mỹ, vốn đang trở nên tồi tệ hơn do sự xói mòn vị thế vượt trội về kinh tế trên toàn cầu và do tham gia vào hai cuộc chiến ở nước ngoài. "Thời thế" như vậy khiến Mỹ gần như bị buộc phải hợp tác hơn nữa với Trung Qốc để đảm bảo dòng đầu tư lớn từ Trung Quốc cũng như sự ủng hộ về chính trị của nước này đối với các vấn đề vốn đã nan giải từ Triều Tiên và Myanmar cho tới Pakistan và Iran.

Nhưng, chính vào thời điểm chính sách châu Á tập trung vào Trung Quốc của Mỹ trở nên đáng chú ý hơn thì cũng là lúc Nhật đặt Mỹ vào tâm điểm quan tâm khi nước này "tự nhủ" không thể mãi là "người hầu" trung thành cho các chính sách của Mỹ. Chính quyền của Thủ tướng Yukio Hatoyama đang nỗ lực xây dựng mới chính sách đối ngoại và điều chỉnh lại thỏa thuận năm 2006 về căn cứ quân sự Mỹ tại Okinawa. Nhật cũng tuyên bố chấm dứt nhiệm vụ tiếp nhiên liệu đã kéo dài 8 năm trên Ấn Độ Dương trong quá trình hỗ trợ cuộc chiến do Mỹ lãnh đạo tại Afghanistan.

Trong khi đó, việc Trung Quốc khơi lại những tuyên bố chủ quyền đã ngủ yên từ lâu với bang miền đông bắc Ấn Độ Arunachal Pradesh, và gây căng thẳng với Ấn Độ về vấn đề Kashmir (1/5 khu vực dưới quyền kiểm soát của Trung Quốc), đang thử thách mối quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Mỹ - Ấn.

Trong tình hình đó, Mỹ đã sử dụng "chiến thuật" trung lập với vấn đề Arunachal Pradesh - khiến Trung Quốc hân hoan, nhưng đồng thời cũng làm cho cộng đồng quốc tế phải băn khoăn về tính hợp pháp đối với quyền kiểm soát vùng lãnh thổ Himalaya của Ấn Độ - khu vực có diện tích gấp gần 3 lần Đài Loan. Như thế, chính quyền Obama có vẻ đã phát đi tín hiệu muốn từ bỏ những yếu tố trong mối quan hệ với Ấn Độ rằng có thể khiến Trung Quốc phải "ngầm cảm ơn", bao gồm tập trận chung tại Arunachal và các cuộc thao diễn hải quân chung có sự tham gia của Nhật Bản và các bên khác, như Australia.

Tuy nhiên, thỏa thuận an ninh Australia - Ấn Độ mới đây, được ký trong chuyến thăm của Thủ tướng Kevin Rudd tới New Delhi, cho thấy vai trò của các giá trị chính trị chung đã góp phần xây dựng một kết cấu chiến lược mở rộng của các nước châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận Ấn Độ - Australia tuy nhận được ít sự quan tâm, nhưng có tầm quan trọng lớn đến mức có thể so sánh với thỏa thuận an ninh giữa Australia với Nhật Bản, và giữa Ấn Độ với Nhật Bản. Tất cả 3 thỏa thuận này, cộng với hiệp ước phòng thủ khung Mỹ - Ấn năm 2005, đã cho thấy những toan tính và suy nghĩ của các nước đối với một châu Á đang lên.

Sự chia rẽ về địa chính trị tại châu Á xoay quanh các giá trị chính trị dĩ nhiên sẽ có những ý nghĩa quan trọng. Và, trong khi châu Á - với thị trường phát triển nhanh nhất thế giới, chi tiêu quân sự tăng nhanh nhất, và những điểm nóng nhạy cảm nhất - nắm chìa khóa cho trật tự thế giới tương lai, thì những cường quốc chính vẫn đang bất hòa với nhau.

Trọng tâm tương lai của châu Á là tam giác chiến lược bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, và Nhật Bản. Kể từ khi Nhật Bản thành cường quốc thế giới dưới thời Minh Trị trong nửa sau của thế kỷ 19, thì đến giờ mới có cường quốc ngoài phương Tây nổi lên với tiềm lực lớn đến mức có thể làm thay đổi trật tự thế giới như Trung Quốc ngày nay. Thực tế, theo đánh giá tình báo của Mỹ năm 2009 dự đoán, Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng tới địa chính trị toàn cầu sâu sắc hơn bất cứ quốc gia nào khác.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của Trung Quốc lại đang làm chia rẽ châu Á, và con đường tương lai của nước này sẽ phụ thuộc vào việc các nước láng giềng và các quốc gia khác, như Mỹ, sẽ sử dụng "quyền lực" của mình như thế nào. Hiện tại, sức mạnh đang lên của Trung Quốc khiến Mỹ phải toan tính xa hơn và thậm chí triển khai thêm quân vào Đông Á. Nhân tố Trung Quốc cũng góp phần "tiếp tay" cho nỗ lực giành những đồng minh mới tại châu Á của Mỹ.

Nhưng, khi quan hệ Mỹ - Trung có thể trở nên sâu sắc hơn trong những năm tới đây, thì căng thẳng trong một số quan hệ đối tác hiện tại của Mỹ cũng sẽ lớn dần lên. Đơn cử, xây dựng quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn với Trung Quốc đang là ưu tiên trong chính sách của Mỹ so với việc bán vũ khí hiện đại cho các đồng minh châu Á, để những cuộc mua bán vũ khí quốc phòng không kích động Trung Quốc trả đũa ở các khu vực khác.

Trong khi cộng đồng châu Âu được xây dựng dựa trên các nền kinh tế và chính trị khá thuần nhất, thì hệ thống chính trị tại châu Á lại đa dạng đến mức, sự tin cậy lẫn nhau giữa các nước không phải là chuyện dễ dàng. Tại châu Âu, cuộc chiến đẫm máu trong thế kỷ trước đã không còn tồn tại nữa. Nhưng ở châu Á, các cuộc chiến từ năm 1950 vẫn chưa thể giải quyết được những tranh chấp. Và, trong khi châu Âu đã xây dựng các thể chế để đảm bảo hòa bình, thì châu Á vẫn còn chưa bắt đầu quá trình này, ngay từ bước sớm nhất.

Chưa từng bao giờ Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ cùng mạnh mẽ một lúc. Ngày nay, họ đang cố gắng tìm cách hài hòa lợi ích tại châu Á để có thể cùng tồn tại hòa bình và phát triển.

Nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, 3 cường quốc hàng đầu châu Á này và Mỹ cũng có những mục tiêu khác nhau: Mỹ muốn thế giới đơn cực nhưng châu Á nhiều cực; Trung Quốc tìm kiếm một thế giới đa cực, nhưng đơn cực tại châu Á; còn Nhật và Ấn Độ muốn một châu Á đa cực và một thế giới cũng đa cực.

                                                                                          Theo Vnn

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục