Google có bất đồng với Trung Quốc?

Google có bất đồng với Trung Quốc?

Trong những ngày đầu tiên của năm mới, việc làm thế nào để xua tan bầu không khí đã bắt đầu "ngột ngạt" bên trong mối quan hệ này có lẽ là nhiệm vụ gian nan nhất của các nhà lãnh đạo đôi bên.

 Chưa đầy hai tuần sau năm mới, quan hệ Mỹ - Trung lại xấu đi vì những "chuyện" cũ xung quanh vấn đề Đài Loan, Tây Tạng và thương mại, cùng với những căng thẳng mới liên quan với cáo buộc của  Google sau khi bị tin tặc Trung Quốc tấn công và quan ngại của Lầu Năm Góc với việc tăng cường mạnh mẽ sức mạnh quân sự của Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc.

Xích mích mới đây nổi lên trong quan hệ song phương được coi là quan trọng nhất của thế giới chính là thách thức chủ yếu khiến người ta phải băn khoăn về mức độ sâu sắc và sự bền lâu của mối quan hệ này, khi trong các nhà lãnh đạo vẫn cam kết nhìn nhận vấn đề một cách thực tế và thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao giữa hai nước.

Hiện tại, làm thế nào để xua tan bầu không khí đã bắt đầu "ngột ngạt" bên trong mối quan hệ này có lẽ là nhiệm vụ gian nan nhất của các nhà lãnh đạo đôi bên.

Tranh chấp trong tuần này giữa người khổng lồ chuyên cung cấp dịch vụ tìm kiếm trên internet, Google, sau khi cho rằng bị tin tặc Trung Quốc tấn công đã khiến Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton phải thốt lên: "Tôi quan ngại và nghi ngờ nghiêm trọng". Chính Google cũng nói sẽ ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm tại Trung Quốc và có thể sẽ rút khỏi nước này hoàn toàn, một sự kiện cho thấy thị trường rộng lớn của Trung Quốc không phải lúc nào cũng hấp dẫn như người ta vẫn tưởng.

Lời lẽ mạnh mẽ hơn cũng xuất hiện một cách "bất thường" trong những bình luận thẳng thắn của tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, người coi sự tăng cường quân sự hàng loạt của Trung Quốc là "khiêu khích và nhằm hạn chế quyền tự do hoạt động của Mỹ tại khu vực".

Nhà tư vấn kinh doanh Robert Kapp, người đứng đầu Hội đồng kinh doanh Mỹ - Trung từ năm 1994-2004, nói: "Có khả năng bất đồng, không xa trong tương lai. Điều này đã quá hiển nhiên".

"Chúng tôi không biết, liệu với mỗi vấn đề, hai bên sẽ có thể tìm thấy tiếng nói chung trong một khoảng thời gian hợp lý hay không, và nếu họ thất bại, ảnh hưởng sẽ lớn đến mức nào".

Đầu tuần, trước khi vấn đề Google trở nên xôn xao, Clinton còn không đánh giá cao khả năng xảy ra những bất đồng lớn với Trung Quốc, và nói với phóng viên trước khi lên đường sang châu Á, rằng quan hệ hai nước đã chín muồi và sẽ không đi chệch hướng ngay cả trong trường hợp chúng tôi có những quan điểm khác nhau".

Lãnh đạo Trung Quốc thì ít đề cập trực tiếp hơn, nhưng giới học giả có quan hệ thân mật với chính phủ thì nói, họ không cho rằng tranh chấp hiện tại sẽ trở thành những vấn đề lớn.

Bất đồng vẫn tồn tại, nhưng hầu như không có khả năng sẽ dẫn tới thay đổi trong mối quan hệ trên thực tế", Zhu Feng, giáo sư tại Trường Nghiên cứu quốc tế tại Đại học Beking phát biểu.

Nhưng, việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ có thể là điểm đầu tiên báo hiệu con tàu quan hệ này bắt đầu lệch khỏi đường ray. Washington đã đồng ý bán các trang thiết bị trị giá 6,5 tỷ USD, bao gồm trực thăng, tên lửa phòng thủ trên không PAC-3 và có thể là cả một bản nghiên cứu thiết kế tàu ngầm.

Bắc Kinh đã ngay lập tức phản ứng sau những tuyên bố trên, và đe dọa, nếu có bất cứ vấn đề nào ngoài tầm kiểm soát tại Đài Loan, họ có thể sẽ sử dụng vũ lực nếu cần thiết. Trung Quốc đã đáp lại những "thương vụ" vũ trang trước đó của Đài Loan bằng việc ngừng liên lạc quân sự.

Một động thái khác cũng cho thấy sự cương quyết của Trung Quốc. Cuộc thử tên lửa của Trung Quốc ngay lập tức được các nhà phân tích hiểu là nhằm thể hiện thái độ rõ ràng đối với cuộc mua bán này.

Đó là cách Bắc Kinh chứng minh "Trung Quốc không chỉ có quyết tâm mà còn có phương tiện để bảo vệ an ninh quốc gia và những lợi ích căn bản", tờ Global Times dẫn lời chuyên gia tên lửa Trung Quốc, Dương Thành Quân.

Như thế, lần phóng tên lửa này liệu có làm Lầu Năm Góc phải suy nghĩ, sau khi không ít lần tàu thăm dò của hải quân Mỹ "đụng mặt" với tàu hải quân Trung Quốc tại Biển Đông.

Khả năng ngăn quân sự mới của Bắc Kinh "có vẻ nhằm thách thức quyền tự do hoạt động trong khu vực của Mỹ", tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Robert Willard, nói trước Quốc hội hôm 13/1.

Ở cấp cao hơn, cuộc gặp giữa Obama với Dalai Lama, có thể sẽ diễn ra vào tháng 5 tới, cũng sẽ đe dọa làm gián đoạn mối quan hệ.

Trung Quốc coi người từng giành giải Nobel hòa bình 74 tuổi này là ly khai và lớn tiếng phản đối mỗi lần ông gặp với các nguyên thủ nước ngoài. Bắc Kinh vẫn "trừng phạt" các nhà lãnh đạo nước ngoài tiếp xúc với Dalai Lama bằng việc quay lưng lại với nước đó, có thể kéo dài hàng tháng, hoặc thậm chí là hoãn cả cuộc gặp quan trọng với Liên minh châu Âu sau khi Tổng thống Pháp gặp Nicolas Sarkozy gặp Dalai Lama vào tháng 12/2008.

Obama cũng "phải" hoãn tiếp Dalai Lama cho tới sau chuyến thăm tới Bắc Kinh hồi tháng 12 năm ngoái, và đành chịu sự phê bình từ những tổ chức nhân quyền với hy với giành thiện chí từ Bắc Kinh. Đổi lại, Trung Quốc vẫn tiếp tục gây áp lực về vấn đề Tây Tạng và tháng này đã rút lại hai phim Trung Quốc trong Liên hoan phim quốc tế Palm Springs vì không thuyết phục được các nhà tổ chức loại bỏ một bộ phim tài liệu về Dalai Lama và Tây Tạng.

Trong khi đó, tranh chấp thương mại lại nổi lên, ngày một sâu sắc hơn khi Mỹ đang phải nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trong nước vẫn trong cơn nguy khốn. Obama đã đáp lại áp lực từ các tổ chức công nghiệp bằng những lần áp thuế với lốp xe, ống thép Trung Quốc. Còn Trung Quốc thì vẫn đang hưởng lợi từ thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc với Mỹ và chính sách tiền tệ có lợi cho xuất khẩu của mình.

Bất đồng lại tăng thêm trong bối cảnh Mỹ ngày càng hoài nghi sự hỗ trợ của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề Triều Tiên và Iran.

Đầu tháng, Trung Quốc khẳng định phản đối lệnh trừng phạt mới của Liên hợp quốc với Tehran, trong khi Triều Tiên tiếp tục "tẩy chay" cuộc đàm phán 6 bên về chương trình phi hạt nhân hóa bán đảo. Những thái độ như thế càng khiến người dân Mỹ thêm băn khoăn về giới lãnh đạo nước mình, bên cạnh việc họ để đoàn đàm phán Trung Quốc "lên mặt" trong cuộc thương lượng khí hậu Copenhagen, và khi Obama hạ thấp mối quan tâm về nhân quyền trong chuyến thăm tới Bắc Kinh năm ngoái.

Thành công kinh tế và sức mạnh đang lên của Trung Quốc càng làm cho nhà lãnh đạo nước này thêm "tự tin" rằng họ có thể tiếp tục thách thức Washington, nhưng điều đó có thể sẽ kéo lui trở lại mối quan hệ hai nước, Edward Friedman, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Wisconsin, Madison nói.

Friedman nói: "Nếu Trung Quốc còn tiếp tục cư xử như thế... thì năm 2010 sẽ là năm với đầy những khoảnh khắc lung lay trong quan hệ Bắc Kinh -Washington".

 

                                                                       Theo VietNamnet

Các tin khác


Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ nạn đói ở Dải Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 16/5 cho biết người dân ở Dải Gaza đang đối diện với nạn đói khi các nguồn lương thực cạn kiệt, đồng thời cho rằng chiến dịch của Israel ở thành phố Rafah gây ra nhiều khó khăn cho việc lập kế hoạch và phân phối hàng cứu trợ.

Nỗi lo thời tiết nắng nóng làm gián đoạn việc học tập của trẻ em châu Á

Tháng 4 vừa qua, nhiều quốc gia ở châu Á đã trải qua đợt nắng nóng kỷ lục khiến chính phủ quyết định đóng cửa trường học. Điều này đã cho thấy rõ tác động sâu sắc của biến đổi khí hậu đe dọa việc học tập của hàng triệu trẻ em tại châu lục này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục