Người dân Lybia biểu tình trước sứ quán Thụy Sĩ ở Tripoli.

Người dân Lybia biểu tình trước sứ quán Thụy Sĩ ở Tripoli.

Quan hệ giữa Lybia và Thụy Sĩ bị đẩy thêm một bước căng thẳng sau khi vừa qua Tripoli tuyên bố áp đặt cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Thụy Sĩ .

Khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước này cũng kéo theo "lời qua tiếng lại" giữa Mỹ và Lybia buộc Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.Crowley phải xin lỗi vì đã đưa ra lời bình luận bị Lybia coi là "nhạo báng"  nhà lãnh đạo nước này.  Các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ tại Lybia lo ngại bất đồng giữa hai nước ảnh hưởng lợi ích của họ tại quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi này.


Quan hệ ngoại giao giữa Lybia và Thụy Sĩ căng thẳng từ tháng 7-2008 sau khi cảnh sát Thụy Sĩ bắt giữ con trai và con dâu của Tổng thống Lybia M. Kaddafi  vì xô xát với nhân viên khách sạn ở Geneva. Sau sự việc này, Chính phủ Thụy Sĩ đã liệt 186 quan chức cấp cao của


Lybia, trong đó có các thành viên gia đình Tổng thống Kaddafi , vào danh sách những đối tượng không được nhập cảnh vào Thụy Sĩ. Ðể "trả đũa", Lybia đã  cắt việc cung cấp dầu mỏ cho Thụy Sĩ, rút nhiều tài khoản trị giá hàng tỷ USD từ các ngân hàng Thụy Sĩ. Nhà chức trách Lybia cũng bắt giữ và tịch thu hộ chiếu hai thương gia Thụy Sĩ về tội lưu lại Tripoli quá hạn thị thực cho phép và hoạt động kinh doanh trái phép, trong đó một người đã bị kết án bốn tháng tù và phạt 800 USD. Mới đây, Tripoli cũng thông báo ngừng cấp thị thực cho công dân các nước tham gia Hiệp ước Schengen (cho phép miễn thị thực đối với 25 nước châu Âu, trong đó có Thụy Sĩ).


Ngày 25-2 vừa qua, Tổng thống Lybia, Kaddafi  đã kêu gọi "Thánh chiến" chống Berne sau khi Chính phủ Thụy Sĩ thông qua lệnh cấm xây dựng các tháp thánh đường Hồi giáo tại nước này. Cuộc thánh chiến này được Lybia nói lại là không ám chỉ một cuộc đấu tranh vũ trang chống Thụy Sĩ, mà chỉ là tẩy chay kinh tế. Nhà chức trách Lybia kêu gọi tẩy chay hàng hóa, các phương tiện giao thông như máy bay và tàu thủy của Thụy Sĩ. Tripoli tuyên bố đã tìm các nguồn nhập khẩu khác thay thế  mặt hàng dược phẩm, thiết bị y tế và công nghiệp nhập của Thụy Sĩ. Căng thẳng ngoại giao giữa Lybia và Thụy Sĩ ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước. Theo thống kê của hải quan Thụy Sĩ, năm 2009, hàng hóa xuất khẩu của nước này sang Lybia đã giảm 44,7%, xuống 156 triệu phơ-răng Thụy Sĩ, trong khi hàng nhập khẩu từ Lybia cũng giảm tới 78,4%, xuống còn 717,6 triệu phơ-răng Thụy Sĩ (đa số là dầu thô).


Trong khi đó, bình luận về việc Nhà lãnh đạo Lybia, Kaddafi  kêu gọi tiến hành "cuộc thánh chiến" chống Thụy Sĩ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ P.Crowley lại phát biểu trước các phóng viên rằng sự việc này làm ông nhớ lại bài thuyết trình của ông Kaddafi  trước Ðại hội đồng LHQ tháng 9 năm ngoái, "rất nhiều lời, nhiều giấy bay khắp nơi nhưng không nhiều ý nghĩa". Phía Lybia phản ứng gay gắt trước bình luận của ông Crowley, buộc Mỹ phải chính thức đưa ra lời xin lỗi Lybia vì những lời nói mà họ cho rằng có tính nhạo báng nhà lãnh đạo nước này. Ðại sứ Lybia tại Mỹ A.Ô-gia-li  nói rằng, Tripoli rất coi trọng quan hệ với Mỹ,  song không cho phép các nhà lãnh đạo Lybia bị xúc phạm. Bộ Ngoại giao Lybia ngày 3-3 đã triệu đại diện ngoại giao của Mỹ tới để yêu cầu Oa-sinh-tơn xin lỗi về việc chỉ trích lời kêu gọi "thánh chiến" của Tổng thống Kaddafi  chống Thụy Sĩ. Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí quốc gia của Lybia S. Ga-nem cũng đã triệu tập giám đốc điều hành các công ty năng lượng hàng đầu của Mỹ đang hoạt động tại Lybia như Exxon Mobil, ConocoPhilips, Occidental, Hess và Marathon và thông báo rằng tranh cãi ngoại giao mới nảy sinh giữa Tripoli và Oa-sinh-tơn gây ảnh hưởng tới những doanh nghiệp Mỹ làm ăn ở nước này. Ngày 9-3, ông Ph.Crowley đã đưa ra lời xin lỗi Lybia, nói rằng lời bình luận của ông không phản ánh chính sách của Mỹ và không có ý định xúc phạm Tổng thống Kaddafi , đồng thời bày tỏ sự hối hận vì những nhận xét đã tạo ra một rào cản đối với quá trình thúc đẩy quan hệ song phương giữa hai nước. Mỹ cũng cử một phái viên cấp cao đến Lybia vào tuần tới nhằm xoa dịu sự tức giận của Tripoli đối với lời bình luận của ông Crowley. Giới phân tích cho rằng, sự việc này tác động xấu tới lợi ích của các doanh nghiệp Mỹ tại Lybia khi hàng tỷ USD từ các công ty Mỹ quay trở lại đầu tư ở nước này kể từ khi hai nước khôi phục quan hệ cách đây hơn năm năm. Năm 2004, sau khi Lybia tuyên bố từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã xóa bỏ cấm vận và khôi phục quan hệ với Lybia. Kể từ đó, quan hệ thương mại giữa Mỹ và Lybia tăng vọt. Nếu năm 2003, kim ngạch  xuất khẩu của Mỹ sang Lybia chỉ đạt 200 nghìn USD và không nhập khẩu gì, thì đến năm 2009, xuất khẩu của Mỹ sang Lybia đã tăng lên 666 triệu USD và nhập khẩu đạt 1,9 tỷ USD.


Sự gia tăng căng thẳng trong quan hệ giữa Lybia với Thụy Sĩ đã kéo theo bất đồng giữa quốc gia châu Phi này với nhiều nước châu Âu và Mỹ
 
 
                                                                                      Theo ND

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục