Phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng vào ngày 9-3, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou cho biết, ông Obama đã ủng hộ đề nghị “hạn chế các hoạt động đầu cơ tài chính” mà theo Hy Lạp đã làm tồi tệ thêm cuộc khủng hoảng nợ của nước này.
Tổng thống Obama coi sáng kiến này là có ích, quan trọng, và cam kết sẽ đưa vấn đề “hạn chế đầu cơ tài chính” vào chương trình nghị sự trong phiên họp thượng đỉnh của G20 vào tháng 6 tới.
Trong khi Hy Lạp đang vật lộn để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nợ lớn nhất châu Âu từ trước tới nay, thì Thủ tướng Papandreou cho rằng, những nhà đầu cơ đang kiếm được hàng tỷ USD mỗi ngày bằng cách đặt cược vào thất bại của Hy Lạp. Đó là lý do ông đến Washington không phải để yêu cầu hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Mỹ.
Ngược lại, Hy Lạp muốn người Mỹ sẽ có các quy định chặt chẽ hơn liên quan tới hoạt động của các quỹ đầu cơ, cũng như hành vi đầu cơ ngoại tệ mà Hy Lạp đang là nạn nhân. Cụ thể, ông yêu cầu Mỹ và các nhà lãnh đạo khác hạn chế việc sử dụng các hình thức trao đổi nợ tín dụng, đó là các hợp đồng bảo hiểm, tương tự như những hợp đồng đã đẩy Tập đoàn Bảo hiểm Mỹ (AIG) tới bờ vực phá sản.
Đồng EUR và USD: “con bài” của giới đầu cơ tài chính. |
Theo giới phân tích tài chính, giới đầu cơ đang lợi dụng Hy Lạp, “tấn công” đồng EUR để trục lợi. Họ bán đồng EUR ra để mua vào USD. Động thái này khiến cho đồng EUR liên tục mất giá.
Theo Bloomberg, tính từ đầu năm đến nay, đồng EUR đã mất giá khoảng 5% so với USD. Sau khi có lãi, các nhà đầu cơ lại thế chấp để vay, rồi bán tiếp thế chấp mua USD vào. Đây chính là hình thức của các hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS). Tức đem nợ xấu EUR bán đi, thu lại bằng USD. Vòng quay cứ như vậy, khiến cho tình hình khủng hoảng nợ của Hy Lạp ngày càng trầm trọng.
Đây là cách mà nhà tài phiệt G. Soros từng dùng để “tấn công” Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) khiến cho ngân hàng này phải “đầu hàng” năm 1986 và 1992. Nhà tỷ phú này cũng đã dùng phương thức này để “giật dây” cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và đỉnh điểm là ở Thái Lan vào năm 1997.
Cuộc họp tại Nhà Trắng đánh dấu kết thúc chuyến công du 4 nước Đức, Pháp, Luxembourg và Mỹ của Thủ tướng Papandreou, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho những giải pháp mới của Hy Lạp đối phó với thâm hụt ngân sách ngày càng trầm trọng.
Trước đó, trong buổi tọa đàm tại Berlin, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng cho rằng “CDS đang trực tiếp gây ra những khó khăn chồng chất cho Hy Lạp. Các nhà đầu cơ đang lợi dụng tình hình này để phá hủy đồng EUR và kiếm lợi từ việc này, đó chính là những gì chúng ta phải ngăn chặn”.
Đó là lý do mà Thủ tướng Papandreou muốn châu Âu và châu Mỹ phải ngăn chặn giới đầu cơ, những kẻ chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà bỏ qua hậu quả lớn đối với hệ thống kinh tế, chưa đề cập tới hậu quả về người, mất việc, mất nhà, mất lương hưu.
Theo SGGP
Theo giới truyền thông nước ngoài, đã có những phản ứng khác nhau ngay sau khi Iraq tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội hôm 7/3.
Luật an ninh nội địa được thực thi từ ngày 11 đến 23-3, trong lúc người lao động di cư có nguy cơ bị tống giam nếu tham gia tuần hành chống chính phủ
Hải quân Iran đã thử thành công tên lửa từ chiếc tàu khu trục sản xuất trong nước đầu tiên ở vùng biển phía Nam nước này – Hãng thông tấn Iran IRNA đưa tin
Theo Reuters, sau cuộc gặp Thủ tướng Israel B.Netanyahu ở Jerusalem và Tổng thống Palestine M. Abbas tại TP Ramallah ở khu Bờ Tây, Ðặc phái viên Mỹ về Trung Ðông G.Mitchell cho biết, cả Israel và Palestine đã đồng ý tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình gián tiếp do Mỹ làm trung gian.
Ngày 8-3, Tổng thống Goodluck Jonathan của Nigeria đã đặt lực lượng an ninh ở miền Trung nước này trong tình trạng báo động đỏ, sau một vụ bạo lực tôn giáo đêm 7-3 ở gần Jos, thủ phủ bang Plateau của Nigeria làm hơn 500 người thiệt mạng.
Lãnh đạo quân đội CHDCND Triều Tiên hôm 8-3 nói rằng họ sẵn sàng làm “nổ tung” Hàn Quốc và Mỹ, vài giờ sau khi hai quốc gia đồng minh này bắt đầu cuộc tập trận thường niên mà Bình Nhưỡng cho là nhằm mục đích tấn công