Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á (gồm Trung Quốc, Ấn Độ và các nước khu vực Đông Nam Á) sẽ đạt mức tăng trưởng 7,5% trong năm 2010 và 7,3% trong năm tiếp theo.

Trong báo cáo "Triển vọng Phát triển châu Á 2010" (ADO 2010) công bố ngày 13/4, ADB nêu rõ sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ của hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ là nhân tố quan trọng thúc đẩy đà tăng trưởng chung của phần lớn các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á. Ngoài ra, theo thể chế tài chính này, gói kích thích tài chính và các chính sách nới lỏng tiền tệ, được các nước áp dụng trong giai đoạn cao trào của cuộc suy thoái hồi năm ngoái, sẽ tiếp tục thu hút đầu tư vào khu vực.

Mặc dù được dự báo sẽ phục hồi trong năm 2010 khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi, nhưng các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á vẫn sẽ phải đối mặt với một số nguy cơ có thể kiềm chế đà tăng trưởng. Những nguy cơ đó là tốc độ phục hồi chậm chạp và bấp bênh trên phạm vi toàn cầu, giá hàng hóa tăng,... có thể hạn chế sự tăng trưởng. Vì vậy, ADB khuyến cáo các nhà hoạch định chính sách cần đưa ra đúng lúc các chính sách tiền tệ và tài chính phù hợp và có trách nhiệm để duy trì sự phục hồi kinh tế bền vững trong dài hạn.

Báo cáo trên của ADB cũng đưa ra những điều chỉnh cụ thể đối với các chính sách về tiền tệ, tỷ giá hối đoái và tài chính nhằm giúp khu vực thích nghi với những điều kiện mới trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Cụ thể là củng cố những quy định về tài chính để ngăn chặn bong bóng tài sản, xúc tiến việc áp dụng một tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn và kiểm soát nguồn vốn thận trọng.

Bên cạnh đó, ADB nhận định kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,6% trong năm 2010 nhờ các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ sâu rộng. Ngân hàng nhấn mạnh các biện pháp trên đã hạn chế những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đối với Trung Quốc, giúp kinh tế nước này phục hồi theo hình chữ V trong năm 2009 với mức tăng trưởng 8,7%.

Trong khi đó, ADO 2010 nhận định tiêu dùng cá nhân và đầu tư tăng là hai nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy đà tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ trong hai năm tới. Tổng sản phẩm quốc nội của Ấn Độ dự kiến sẽ tăng 8,2% trong năm 2010 và 8,7% trong năm 2011./.

Theo TTXVN

 

Các tin khác


Tổng thống Iran Raisi thiệt mạng trong vụ tai nạn trực thăng

Một quan chức Iran xác nhận Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã thiệt mạng sau khi chiếc trực thăng chở ông gặp nạn ở vùng núi gần biên giới Azerbaijan.

Cộng đồng quốc tế phản ứng về vụ trực thăng chở Tổng thống Iran gặp nạn

Ngày 20/5, thông tin từ nhà chức trách Iran cho biết một chiếc trực thăng chở Tổng thống Ebrahim Raisi và Ngoại trưởng Hossein Amirabdollahian bị rơi vào ngày 19/5 khi đang bay qua địa hình núi trong sương mù dày đặc khi vừa kết thúc chuyến thăm Azerbaijan.

Ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lũ ở miền bắc Afghanistan

Ngày 19/5, thông tin từ giới chức Afghanistan cho biết, đã có ít nhất 47 người thiệt mạng vì mưa lớn và lũ lụt ở miền bắc Afghanistan trong những ngày qua.

IEA cảnh báo nguy cơ thiếu hụt khoáng sản

IEA đã đưa ra cảnh báo về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung khoáng sản thiết yếu cho chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh do đầu tư không đủ mạnh.

Các quốc gia Arab kêu gọi công nhận Nhà nước Palestine

Tại Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) ở thủ đô Manama của Bahrain với sự tham dự của Tổng Thư ký AL Ahmed Aboul-Gheit và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, lãnh đạo các quốc gia Arab kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để thiết lập nền độc lập của người Palestine.

Liên hợp quốc nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Ngày 16/5 (giờ New York), Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố Báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới, trong đó đưa ra đánh giá lạc quan thận trọng về triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục