Người Ấn Độ gọi sông Hằng là sông Thánh, còn Thánh địa Varanasi là một thành phố lịch sử lớn nhất bên bờ con sông này - nơi có lẽ không ở đâu trên thế giới có một phong tục kỳ lạ như ở đây.

 


Thánh địa Varanasi bên bờ sông Hằng năm 1920 ...
 
 
… và mặt trời mặt trời lên trên Thánh địa Varanasi ngày nay

Những ngày này đang là thời điểm diễn ra lễ hội được coi là cuộc tụ họp tôn giáo lớn nhất thế giới tại sông Hằng. Con sông linh thiêng của Ấn Độ thu hút hàng triệu tín đồ Ấn Độ Giáo đến thực hiện nghi thức tắm trên sông.

Nghi thức tắm sông Hằng đánh dấu cao điểm của lễ hội Kumbh Mela của Ấn Độ Giáo kéo dài đến ba tháng. Ngày 15/4 là ngày cuối cùng trong 4 ngày được coi là lành nhất trong lễ hội. Ban tổ chức ước tính chỉ riêng hôm đó đã có hơn 8 triệu người thực hiện nghi thức tắm ở Sông Hằng trên một khúc sông dài 15 km.
 
Lễ hội Kumbh Mela được tổ chức ba năm một lần, mục đích là để tưởng niệm một trận chiến huyền thoại giữa các thần linh và ma quỷ để giành một bình chứa mật hoa trường sinh bất tử. Theo truyền thuyết, bốn giọt mật đã rơi xuống bốn thị trấn khác nhau của Ấn Độ và lễ hội sẽ được tổ chức luân phiên tại các thị trấn này. Lễ hội Kumbh Mela vẫn được mô tả là một cơ hội thể hiện lòng mộ đạo độc nhất vô nhị trên thế giới về tầm cỡ cũng như về màu sắc.
 

Hàng triệu người hòa mình vào dòng sông trong lễ hội Kumbh Mela...
 


… để gột rửa mọi tội lỗi và cầu nguyện

Người Ấn coi sông Hằng là hóa thân của nữ thần Ganga, vợ của thần Shiva. Ở Ấn Độ, phần lớn tín đồ đạo Hindu cả đời có 4 lạc thú đó là: Kinh thờ thần Shiva; Đến sông Hằng tắm nước thánh và uống nước ở đây; Kết bạn với thánh nhân; Cư trú ở Thánh địa Varanasi. Hàng năm, khi hành hương đến thánh địa Varanasi các tín đồ đều xuống sông này tắm rửa, gột bỏ mọi tội lỗi. Đây là một biện pháp an ủi tâm linh tốt nhất cho tín đồ và cũng là vinh dự của họ.

Những người đầu tiên thực hiện nghi thức này là hằng trăm tu sĩ khổ hạnh Hindu được gọi là “naga sadhus”. Đây là những nhà tu khổ hạnh ở trần, sống đơn độc và thiền trong các rừng núi, họ chỉ xuất hiện trong lễ hội Kumbh. Ngoài ra, có hàng chục người nước ngoài tham gia nghi thức tại sông Hằng. Người theo Ấn Độ Giáo tin rằng tắm tại sông Hằng sẽ rửa sạch tội lỗi của họ và giải phóng họ khỏi vòng luân hồi.

Chính vì vậy, mà hai bên bờ sông trong Thánh địa Varanasi có tới 64 bến tắm xây thành bậc để phục vụ lễ tắm rửa.
 

Tu sĩ khổ hạnh Hindu sống đơn độc và thiền trong rừng núi ... 
 


... và họ chỉ xuất hiện trong các lễ hội

Thành phố Varanasi trước kia được gọi là “Benares”, lịch sử còn gọi là “Gasi” (nơi ánh sáng của các vị thần chiếu rọi). Tương truyền, 6000 năm trước thành phố này do thần Shiva-một vị thần của Đạo Hindu lập ra, bất kỳ người nào chết ở đây đều đến được với thần Shiva. Từ thế kỷ thứ IV đến thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên, Varanasi đã trở thành trung tâm tôn giáo của Ấn Độ. Thế kỷ thứ V trước Công nguyên, Đức Phật tổ Thích Ca Mâu Ni đã từng đến đây. Thế kỷ VII, Cao tăng đời Đường Trung Quốc-Huyền Trang cũng đã từng đến đây.

Nói trên thế giới, không ở đâu có một phong tục kỳ lạ như ở Varanasi, khi trên các bậc đá ở ven sông Hằng, đống củi để hỏa táng cháy suốt ngày đêm. Đó là vì đối với tín đồ đạo Hindu, cái chết là sự kiện quan trọng nhất đời người. Khi biết mình không sống được lâu nữa, điều đầu tiên tín đồ Hindu nghĩ đến đó là hành hương về Varanasi. Vì vậy, thánh địa Varanasi có rất nhiều người già, ốm, người chết và quả phụ. Tín đồ đạo Hindu cho rằng, thi thể của người phàm phải được thiêu cháy. Chỉ có thánh nhân là ngoại lệ, bởi họ đã hợp nhất với thần. Sau khi chết, thi thể của thánh nhân được các tín đồ đặt lên vòng hoa, buộc đá đặt xuống sông Hằng.

 
Alamgir, một trong rất nhiều ngôi đền cổ ở Varanasi, bên bờ sông Hằng

Thành phố Varanasi hiện nay vẫn giữ được hơn 2000 ngôi đền lớn nhỏ. Có ngôi đền hùng vĩ huy hoàng, có ngôi đền bé nhỏ xinh xinh, điêu khắc tinh xảo. Phong cách kiến trúc đền miếu ở đây đa dạng, biểu hiện sắc thái tôn giáo đậm đà. Trong đó, có ngôi đền Hồi giáo được xây dựng từ thời Vương triều Mughal (1526-1857). Hàng năm, ở thánh địa Varanasi có tới hơn 400 lễ hội tôn giáo. Thậm chí trong một ngày có tới hai lễ hội. Hoạt động lễ hội tôn giáo hầu như diễn ra trong các đền thờ.

                                                                                     Theo Dantri

Các tin khác


Số người sơ tán trong nước trên toàn cầu ở mức kỷ lục 75,9 triệu vào năm 2023

Năm 2023, 7,7 triệu người phải di dời do thiên tai, 68,3 triệu người sơ tán do xung đột và bạo lực, trong đó cuộc chiến ở Sudan, Gaza đã đẩy con số này lên kỷ lục mới.

Liên đoàn Arab thống nhất lập trường chung về Gaza

Trong cuộc họp ở thủ đô Manama của Bahrain, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã nỗ lực để đạt được lập trường chung về vấn đề Gaza trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Liên đoàn Arab (AL) vào ngày 16/5.

Người học vấn cao xin làm nhân viên tang lễ khi Trung Quốc khan hiếm việc làm

Công việc nhân viên hỏa táng thuộc nhóm nghề có mức lương tốt và ổn định nên đang thu hút sự quan tâm của người trẻ Trung Quốc, dù tốt nghiệp trái ngành ở nhiều trường đại học danh tiếng.

Xung đột Hamas - Israel: Dân thường Israel thiệt mạng do đạn bắn từ Liban

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Quân đội Israel (IDF) ngày 14/5 thông báo 1 người dân đã thiệt mạng và 5 quân nhân bị thương do đạn chống tăng bắn từ phía Liban trúng vào khu dân cư Adamit của Israel nằm sát biên giới.

Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục